Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #585528 21/06/2022

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

    Thế nào là vi phạm quy định sử dụng lao động trẻ em?

    Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

    Do đây là một trong các đối tượng lao động đặc biệt, chưa hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần nên pháp luật đưa ra quy định nghiêm cấm việc sử dụng người lao động là trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định. Cụ thể:

    - Sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc như: Xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng cột cao ăng ten (từ 50m trở lên); Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cáp ngầm; Khoan phun bê tông trong hang hầm; Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm…

    - Sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm như: Gia công cọc, ván thép; lao lắp nâng hạ dầm cầu; Thợ lặn công trình; Ngâm tẩm, bảo quản tà vẹt phòng mục bán tự động; Đúc thỏi thép; Làm việc trên đỉnh lò cốc…

    - Sử dụng trẻ em làm những công việc độc hại như: Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật các loại; Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4); Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4…

    Như vậy, vi phạm quy định sử dụng lao động là trẻ em là việc sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm như một số công việc đã được liệt kê ở trên.

    Vi phạm quy định sử dụng lao động trẻ em bị xử lý thế nào?

    Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý về Tội vi phạm quy định sử dụng người lao động dưới 16 tuổi:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%.

    Cũng theo Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015, có 03 khung hình phạt chính áp dụng với Tội này như sau:

    - Khung 01: Phạt tiền từ 30 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm nếu vi phạm quy định sử dụng lao động dưới 16 tuổi trong những trường hợp nêu trên.

    - Khung 02: Phạt tù từ 03 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Làm chết người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương từ 61% - 121%.

    - Khung 03: Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    + Làm chết 02 người trở lên;

    + Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương từ 122% trở lên.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

     
    804 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586134   27/06/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

    Đối với sử dụng lao động trẻ em thì phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong đó có quy định Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và điều kiện để thực hiện công việc thuộc danh mục trên. Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên (Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi).

     
    Báo quản trị |  
  • #586755   29/06/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình xin chia sẻ thêm là khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải lưu ý quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    1. Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó;

    2. Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người lao động;

    3. Phải có giấy khám sức khỏe xác nhận sức khỏe của người lao động phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;

    4. Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi của người lao động.

     
    Báo quản trị |