Sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #468096 19/09/2017

    lvhuong_2008

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2009
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 808
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    Sử dụng lao động

    Tại công ty sau khi có đề án sắp xếp đổi mới theo NĐ118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014;

    - Về lao động không dôi dư (có phương án bố trí, sử dụng lao động) nhưng có  một số lao động:

    + chưa đủ 20 năm đóng BHXH và chưa đủ tuổi nghỉ hưu;

    + Đủ và trên 20 năm đóng BHXH, nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu;

    - Những lao động này xin nghỉ chế độ dôi dư (vận dụng).

    Hỏi: + Công ty có thể vận dụng cho họ nghỉ do dôi dư để giải quyết chế độ (theo nguyện vọng NLĐ để có lợi hơn). Sau đó công ty sẽ tuyển dụng lao động khác để sử dụng trong hoạt động công ty được không?

          + Những điều kiện nào vận dụng được? (Nếu có thể)

          + Những văn bản nào hướng dẫn, quy định là không được, là trái quy định (để giải thích cho người lao động).

     
    4093 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468243   20/09/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty có đề án sắp xếp đổi mới và muốn cho một vài người lao động nghỉ do dôi dư, sau đó tuyển dụng lao động mới.

     

    Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã."

    Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế:

    a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;."

    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn có đề án sắp xếp đổi mới và không còn công việc cho một số người lao động nên phải cho người lao động nghỉ việc. Như vậy, theo quy định trên, đây là trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Do đó, việc công ty bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này là có căn cứ pháp luật.

    Theo căn cứ tại điều 44 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:

    1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”.

    Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp này, công ty bạn phải tiến hành những thủ tục sau:

    + Trước hết, công ty bạn phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động cho những người lao động này và phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2012.

    + Do công ty không thể giải quyết được việc làm cho những người lao động này nên chỉ có thể cho người lao động nghỉ việc sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn của công ty và thông báo trước 30 ngày cho Sở lao động và thương binh xã hội cấp tỉnh nơi công ty bạn đặt trụ sở.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 “trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”. Như vậy, trong trường hợp này, công ty bạn phải trả trợ cấp mất việc, thôi việc cho người lao động.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    lvhuong_2008 (25/09/2017)
  • #468379   21/09/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Hình như LS thanh tungrcc đang hiểu nhầm ý hỏi của bạn lvhuong_2008 thì phải.

    Do tôi không rành chính sách đối với cty nhà nước được quy định cụ thể thế nào, và thực hiện giải quyết theo chế độ lao động dôi dư theo văn bản nào? nên chỉ góp ý với bạn rằng bạn cần xem kỹ các văn bản hướng dẫn để biết xem trường hợp đã giải quyết chế độ dôi dư thì có được phép tuyển lao động mới thay thế không?

    Nói ngoài lề để bạn tham khảo: Nghị định 108/2014 về tinh giản biên chế quy định rằng nếu đơn vị giải quyết cho 01 người nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế thì bị trừ đi 0,5 chỉ tiêu biên chế của đơn vị đó.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    lvhuong_2008 (25/09/2017)
  • #468686   25/09/2017

    lvhuong_2008
    lvhuong_2008

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2009
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 808
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn hiểu đúng ý tôi!

    Đơn vị là doanh nghiệp nên không vận dụng theo NĐ 108/2014/NĐ-CP, mà áp dụng NĐ 63/2015/NĐ-CPTT 44/2015/TT-BLĐTBXH. Nhưng không đề cập đến vấn đề tuyển dụng lao động sau khi sắp xếp (thời hạn bổ sung tuyển dụng lao động). Lao động không dôi dư khi sắp xếp; nếu thuyết minh trong phương án SDLĐ là dôi dư, sau tuyển dụng lại ở vị trí công việc đó, là bất hợp lý! . Có văn bản nào quy định tối thiểu thời gian bao lâu, đổi mới công nghệ sản xuất, công việc hỗ trợ.... thì nhu cầu lao động có thể tuyển dụng?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;