Hiện nay, các hàng hóa luôn đi liền với một mẫu mã bao bì. Bao bì của sản phẩm có thể bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,…Mẫu bao bì cho sản phẩm của doanh nghiệp là dấu hiệu nhận biết quan trọng cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm. Để được đảm bảo quyền lợi, lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về đối tượng quyền sở hữu sản phẩm như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Như vậy, có thể hiểu bao bì sản phẩm thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp một công ty đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với bao bì sản phẩm nhưng công ty khác lại sử dụng bao bì này và cho sản phẩm của chính công ty đó vào thì theo công ty khác đã vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ đối với bao bì của công ty đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với bao bì đó. Khi xảy ra hành vi xâm phạm trên, công ty đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với bao bì đó có thể tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
“Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”
Tùy vào mức độ xâm phạm mà công ty có hành vi sử dụng bao bì sản phẩm của công ty khác sẽ bị xử phạt cho hành vi vi phạm của mình theo quy định tại Chương XVII Luật sở hữu trí tuệ 2005 về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự hoặc chương XVIII Luật sở hữu trí tuệ 2005 về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự.
- Trường hợp nếu như công ty chưa có đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với bao bì sản phẩm, công ty khác sử dụng bao bì này để cho sản phẩm của công ty đó vào thì công ty khác cũng không bị vi phạm.