Sống thử nếu có con thì giải quyết như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #533051 16/11/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Sống thử nếu có con thì giải quyết như thế nào?

    Tham khảo:

    >>> Những ai có ý định sống thử hãy đọc qua bài này;

    >>> Hợp đồng sống thử;

    Hiện tượng sống thử trong giới trẻ ngày nay diễn ra khá phổ biến. Thông thường những đối tượng sống thử là các bạn học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi rất trẻ từ 18 đến 24 tuổi. Do đó, khi đang ở độ tuổi suy nghĩ chưa chính chắn, nếu phát hiện có thai các bạn rất khó khăn trong việc quyết định có nên thông báo với gia đình và giữ đứa bé hay không? Thực tế đã có những trường hợp xấu xảy ra như người mẹ là sinh viên ở Hà nội bỏ con chết ỉu ở thùng rác xảy ra gần đây có thể sẽ bị truy cứu TNHS…

    Vậy nếu lỡ sống thử và có con thì nên giải quyết như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

    Thứ nhất: Nếu phát hiện mình có thai thì nên báo ngay cho gia đình hai bên biết để hỗ trợ bạn trong quá trình mang thai sắp tới và hai bạn nên dẫn nhau đi đăng kí kết hôn để thuận tiện cho việc khai sinh tên cho trẻ sau này.

    Mình biết nếu khi các bạn lỡ mang thai trong thời gian sống thử sẽ rất khó để nói với gia đình. Nhưng việc bạn không nói mà tự phá thai thì sau này bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể lường tới đối với bạn như: bạn có thể bị vô sinh, ám ảnh tinh thần về đứa con đầu tiên của mình,... 

    Sau khi bạn thông báo với gia đình hai bên và sẽ tiến hành đám cưới và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn để đảm bảo quyền lợi và cho đứa bé, cụ thể:

    Về thủ tục đăng ký kết hôn bạn thực hiện như sau:

    - Cả hai cùng đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.

    + Điền thông tin vào tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định do nơi đăng ký cấp)

    + Mang theo giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD của Vợ, chồng; sổ hộ khẩu, giấy tờ khác (nếu có).

    - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

    Sau khi Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

    Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

    Sau khi sinh con thực thủ tục khai sinh cho con theo quy định, có đầy đủ cả tên cha và tên mẹ.

    >>> Tất tần tật quy định về thời hạn giải quyết các thủ tục về hộ tịch;

    Nếu có tranh chấp xảy ra được pháp luật bảo vệ, theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình.

    >>> Một số kỹ năng giải quyết vụ án hôn nhân gia đình;

    Thứ hai: Trường hợp hai bạn tiếp tục sống thử sẽ phát sinh rất nhiều rủi ro, cụ thể:

    - Bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu có sự xuất hiện của người thứ ba.

    Căn cứ khoản 1 Điều 5 và Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2015 quy định như sau:

    “1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”

     “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

    Do đó, theo quy định trên khi xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định bạn sẽ pháp luật bảo vệ. Nếu phát hiện có người thứ ba làm ảnh hưởng đến gia đình sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật, căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

    Vậy nên, trường hợp bạn sống thử không được pháp luật quy định, do đó nếu xuất hiện người thứ 3 bạn sẽ không được bảo vệ.

    - Bạn sinh con sẽ không thể khai sinh cho con có cả tên cha và mẹ.

    Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”

    Nên trong trường hợp hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì việc khai sịnh tên cho con sẽ chỉ để tên mẹ. Nếu cha muốn nhận con phải đưa ra bằng chứng chứng minh con ruột như: Giấy xét nghiệm ADN, Giấy xác nhận cha của bệnh viện,.. Mới làm thủ tục cho con nhận cha.

    Vậy nên, nếu có sống thử và lỡ có con bạn cũng nên suy nghĩ thật kỹ không nên vì lợi ích cá nhân và bỏ rơi đứa bé gây hậu quả khó lường và sau này chắc chắn bạn sẽ phải hối hận. 

    Trên đây là cách giải quyết mình đưa ra theo quan điểm của mình mong giúp ích cho những bạn sống thử có sự lựa chọn tốt nhất. Nếu công đồng dân luật mình có ý kiến đóng góp cùng để lại bình luận để hạn chế việc bỏ con đối với đối tượng giới trẻ ngày nay nhé.

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 16/11/2019 02:08:41 CH
     
    4034 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    enychi (16/11/2019) ThanhLongLS (16/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538080   31/01/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay tình trạng sống thử trước hôn nhân diễn ra khá phổ biến, và những hệ lụy để lại cũng rất lớn. Hậu quả lớn nhất như bạn đề cập có con, nhưng nếu ai cũng có trách nhiệm thì sống thử thật sự rất tốt, tuy nhiên không ít trường hợp khi có con họ lại tránh né và tìm cách chia tay dẫn đến những hậu quả khó lường.

     
    Báo quản trị |  
  • #538089   31/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Đại đa số các bạn trẻ cho rằng sống thử là một lối sống hiện đại, hai bên có thời gian tìm hiểu nhau trong quá trình sống thử, nếu thấy hợp nhau thì sẽ tiến tới hôn nhân chính thức, nếu không hợp nhau thì sẽ chia tay mà không cần đến sự giải quyết của pháp luật. Việc sống thử có thể gây ra một số hậu quả pháp lý nhất định. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Hai bên sống với nhau theo hình thức “góp gạo thổi cơm chung” thì các bên chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong giới hạn tài sản riêng của cá nhân. Khi chung sống lâu dài mà có con thì hai bên phải thỏa thuận với nhau trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con, tạo mọi điều kiện cho con được học hành, tôn trọng mọi quyền và lợi ích hợp pháp của con.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538095   31/01/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cuối cùng là bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề sống thử trước hôn nhân này? Theo quan điểm của mình thì sống thử vốn dĩ không hề xấu...tuy nhiên đời người thì không thể làm nháp quá nhiều lần. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời. Cuộc sống của mình là do mình lựa chọn và quyết định, không ai có quyền phán xét người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #538144   31/01/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Sống thử có thể sẽ không có gì xấu, có mang thai cũng không có gì quá tồi tệ. Tuy nhiên, lưu ý là nếu sống thử với người nhỏ tuổi dưới 16 tuổi mà có thai thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015.

     
    Báo quản trị |