So sánh Ký cược và kỹ quỹ trong giao dịch bảo đảm

Chủ đề   RSS   
  • #423912 08/05/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    So sánh Ký cược và kỹ quỹ trong giao dịch bảo đảm

    Ký cược và ký quỹ là hai trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Vậy chúng có những điểm gì giống và khác nhau.

    Tiêu chí Ký cược Ký quỹ
    Khái niệm Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.(Điều 359 BLDS 2005) Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.(Điều 360 BLDS 2005)
    Nội dung

    Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản trong hợp đồng thuê tài sản. Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh khoản cao như: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác. Giá trị của tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản thuê không được trả lại. Do vậy, những biện pháp này cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng.

    Với biện pháp ký quỹ 2 bên có thể mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được dùng tài khoản khi chưa chấm dứt hợp đồng. Mặc dù vẫn là chủ của tài khoản đó nhưng bên có nghĩa vụ không được thực hiện bất kỳ một giao dịch rút tiền nào từ tài khoản đó bởi số tài khoản ký quỹ đó được xác định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền.

    Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như tài sản dùng để đặt cọc, ký cược đó là tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được bằng tiền. Khác với cầm cố tài sản đối với ký quỹ, quyền tài sản không thể được dùng để ký quỹ.

    Mục đích

    Nhằm đảm bảo

    + Bên nhận ký cược lấy tiền thuê tài sản;

    + Bên nhận ký cược lấy lại toàn bộ tài sản hay một phần giá trị tài sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê không còn hoặc trong trường hợp bên thuê không trả lại tài sản thuê.

    Trong ký quỹ bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bên nhận bảo đảm là bên có quyền được ngân hàng thanh toán bồi thường thiệt hại khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

    Hậu quả pháp lý

    Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản thuê theo đúng thoả thuận thì tài sản kí cược được trả lại cho bên thuê sau khi trừ tiền thuê; nếu đến hạn bên thuê không trả lại tải sản thuê thì tài sản ký cược thuộc sở hữu của bên cho thuê. Khi đó bên thuê phải có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược.

    Với hậu quả pháp lý như trên ta sẽ thấy rằng trong việc xử lý tài sản ký cược có các trường hợp sau:

    + Bên thuê trả lại tài sản thuê. Khi bên thuê trả lại tài sản thì bên cho thuê phải trả lại tài sản ký cược, nhưng được trừ tiền thuê chưa trả. Để thực hiện được việc trả lại tài sản ký cược và tài sản thuê thì bên thuê phải có nghĩa vụ giữ gìn tài sản thuê và sử dụng đúng mục đích đã thuê, đúng công dụng của tài sản đã thuê, và bên cho thuê (bên nhận ký cược) có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, không được xác lập giao dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý. Nếu bên ký cược không đồng ý cho bên nhận ký cược sử dụng tài sản ký cược thì bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản ký cược, nêu do sử dụng tài sản ký cược có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

    + Bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê. Trường hợp bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có thể yêu cầu toà án buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê và việc trả tài sản thuê và tài sản ký cược được thực hiện cùng lúc.

    Trường hợp này tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê. Nếu tài sản thuê hoặc tài sản ký cược có sự thay đổi về giá trị theo bất cứ hướng nào thì các bên không có yêu cầu thanh toán chênh lệnh

    Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi kí quỹ được dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí ngân hàng từ tài khoản đó trước khi thực hiện thanh toán và bồi thường. Cụ thể quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về vấn đề này  như sau:

    "Điều 35. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ

    1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

    2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.

    Điều 36. Quyên của ngân hàng nơi ký quỹ

    1. Yêu cầu bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thường thiệt hại.

    2. Được hưởng chi phí dịch vụ ngân hàng."

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    29848 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    miketakowski (02/08/2016) kieuchinhqdt (11/05/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận