So sánh Hợp đồng làm việc và Hợp đồng lao động qua 8 tiêu chí

Chủ đề   RSS   
  • #570273 14/04/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    So sánh Hợp đồng làm việc và Hợp đồng lao động qua 8 tiêu chí

    Hợp đồng làm việc và Hợp đồng lao động - Minh họa

    Trong ngôn ngữ thường ngày, lao động hay làm việc đều có nét nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật, nhất là về lĩnh vực lao động, hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc lại có tính chất rất khác nhau! Mời xem bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này!

     

    Hợp đồng làm việc

    Hợp đồng Lao động

    Khái niệm

    Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

    Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Văn bản điều chỉnh

    Luật Viên chức 2010

    Bộ luật Lao động 2019

    Hình thức hợp đồng

    Bằng văn bản (Điều 26)

    - Bằng văn bản,

    - Lời nói (với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng và một số trường hợp đặc biệt)

    - Qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu

    (Điều 14)

    Nội dung hợp đồng

    Cần có những nội dung cơ bản sau:

    - Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.

    (Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng).

    - Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc.

    - Quyền và nghĩa vụ của các bên.

    - Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc.

    - Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có).

    - Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.

    - Chế độ tập sự (nếu có).

    - Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động.

    - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

    - Hiệu lực của hợp đồng làm việc.

    - Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập.

    (Điều 26)

     Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

    - Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

    (Điều 21)

    Phân loại

    - Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

    - Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

    a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

    b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật VC;

    c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    - Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    (Điều 20)

    Thử việc, tập sự

    Bắt buộc, thời gian từ 3-12 tháng, được miễn trong 2 trường hợp:

    - Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lê.

    - Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    (Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV)

    Theo thỏa thuận, có 4 mức thời gian tối đa nếu áp dụng:

    - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp

    - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên

    - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

    - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác

    Đơn phương chấm dứt HĐ

    Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

    - Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ

    - Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật VC

    - Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc

    - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

    - Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    - Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự

     

    Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

    - Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

    - Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

    - Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    - Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    - Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

    - Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

     

    Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    (Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động)

    - Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ

    - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu 

    - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên

    - Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

     

    Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo 2 quy tắc sau:

    (1) Các trường hợp phải báo trước cho NSDLĐ:

    - Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    - Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

    - Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

    (Đối với một số ngành nghề đặc thù thì sẽ là “Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên”“Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng”)

    (2) Các trường hợp không phải báo trước cho NSDLĐ:

    - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận

    - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn

    - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

    - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc

    - Lao động nữ mang thai phải nghỉ

    - Đủ tuổi nghỉ hưu

    - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    (Điều 35, 36, Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

     

    Mẫu hợp đồng

    Căn cứ vào Thông tư 15/2012/TT-BNV.

    Tùy vào thỏa thuận của các bên

    Mời bạn đọc bổ sung, góp ý!

     
    3856 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570818   28/04/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Rất cám ơn thông tin chia sẻ hữu ích từ bạn. Hiện tại không ít người nhầm lẫn giữa hai loại hợp đồng này, hai hợp đồng này áp dụng đối với hai đối tượng khác nhau, hợp đồng làm việc áp dụng đối với viên chức, còn hợp đồng lao động thì áp dụng đối với người lao động. Hai đối tượng áp dụng khác nhau cũng có các chế độ khác nhau.

     
    Báo quản trị |