Sinh viên Luật – Khéo léo khẳng định cái “tôi” để tự tin toả sáng

Chủ đề   RSS   
  • #458002 18/06/2017

    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Sinh viên Luật – Khéo léo khẳng định cái “tôi” để tự tin toả sáng

    Tuổi trẻ của chúng ta ai cũng tồn tại trong mình một cái tôi. Đặc biệt là đối với sinh viên Luật thì cái tôi ấy càng thể hiện một cách rỏ rệt. Mỗi người sẽ có cách riêng của mình để thể hiện cái tôi và mang một dấu ấn riêng của người đó trong mắt người khác.

    Người học Luật ai cũng muốn lời nói mình nói ra có trọng lượng, là điều đúng đắng , được mọi người tôn trọng và tán thành. Mình cũng đã từng nghe rất nhiều người nói đại ý như thế này “những người học Luật là những người có lòng tự tôn và cái tôi cao lắm”. Điều này không sai, chúng tôi học Luật, ngành học rất đặc trưng, đòi hỏi sự hiểu biết rộng về nhiều vấn đề trong xã hội và cái tôi chính là hành trang , là cái tạo nên hình ảnh của chúng tôi trong việc hành nghề Luật trong tương lai.

    Tuy nhiên, để cái tôi tạo nên một hình ảnh toả sáng của một sinh viên Luật, một người hành nghề Luật thì bạn hãy thể hiện cái tôi của mình một cách khéo léo và điều khiển được nó một cách chủ động.  

    Chúng ta có thể hiểu, cái tôi là cái tạo nên nét riêng của mỗi con người. Đừng theo cách hiểu này mà để thể hiện cái tôi bằng cách làm khác biệt hơn so với mọi người. Tác giả xin đưa ra một số chia sẽ về cách thể hiện cái tôi một cách khéo léo đối với một sinh viên Luật.

    1.  Thể hiện cái tôi qua hình thức bên ngoài

    Cách ăn mặc hay những hình thức thể hiện bên ngoài của con người khá quan trọng, vì nó là hình ảnh đầu tiên người khác có thể nhìn thấy và đánh giá một cách sơ bộ về con người chúng ta. Vì thế, cái tôi được thể hiện đầu tiên là ở đây. Mỗi người có một cách thể hiện hình ảnh bên ngoài khác nhau, có những người chọn cho mình một cách ăn mặc giản dị, thoải mái, có những người lại chọn cho mình một phong cách ăn mặc cá tính, cầu kỳ... Những cách thể hiện ấy không sai, vì đó là cá nhân của các bạn. Tuy nhiên, trong từng trường hợp chúng ta phải biết thể hiện hình thức bên ngoài của mình một cách phù hợp nhưng vẫn mang nét riêng của mình. Chẳng hạn bạn có một buồi báo cáo khoá luận tốt nghiệp thì hình thức thể hiện của bạn là trang phục, đầu tóc hay slide trình chiếu... Một bài báo cáo của một sinh viên Luật về một chủ đề pháp lý không thể nào chúng ta mặc một chiếc váy xoè với màu sắc yêu thích và làm nên nét riêng của chúng ta là màu vàng hay slide chỉ đơn thuần là chữ đen và phông nền trắng. Như vậy, về hình thức là chúng ta bị đánh giá không phù hợp, nếu bạn khéo léo hơn khi mặc một chiếc áo sơ mi trắng, với chiếc nơ màu vàng và một chiếc váy công sở đen cùng với đó là một slide được đầu tư về màu sắc và hình ảnh yêu thích của bạn để thể hiện nội dung bài báo cáo thì chắc chắn rằng bài báo cáo của bạn sẽ được đánh giá cao hơn.

    2.  Thể hiện cái tôi qua lời nói, giao tiếp

    Đây là điều quan trọng nhất đối với một sinh viên Luật của chúng ta và chúng ta phải rèn luyện hằng ngày ngay từ bây giờ. Bởi cách giao tiếp và lời nói làm nên sự thành công của một người học Luật. Sự thành công của một người học Luật được quyết định bởi nhiều yếu tố và một trong số đó là tư duy ngôn từ. Nó tạo nên đẳng cấp và sự toả sáng của một người học Luật. Vậy làm thế nào để thể hiện cái tôi thông qua tư duy ngôn từ đó một cách hiệu quả? Người xưa thường có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đúng như thế, trước khi chúng ta muốn nói một điều gì thì chúng ta phải suy nghĩ trước đó, đối với người học Luật thì khi chúng ta nói ra thì chúng ta phải suy nghĩ về tính đúng đắng và phù hợp của những điều mà mình sắp nói. Đừng suy nghĩ vội vàng và nói ra những điều không đúng và không phù hợp.

    Trong một cuộc tranh luận, bạn hãy thể hiện mình là một người điềm tĩnh, nói năng từ tốn và suy nghĩ kỹ trước khi nói. Đặc biệt, khi chúng ta dùng từ thì chúng ta dùng từ phải chính xác. Khi tranh luận chúng ta phải lắng nghe những gì người khác nói, lắng nghe chính bản thân mình, đừng vội vàng và thể hiện cái tôi của mình quá giới hạn dẫn đến không kiểm soát được. Sự điềm tĩnh, thể hiện cái tôi một cách có kiểm soát và phù hợp sẽ làm đối phương cảm thấy lúng túng và chún ta đã nắm trong tay phần thắng. Còn ngược lại, bạn sẽ bị người khác đánh giá là nóng tính, thể hiện cái tôi quá cao và không tôn trọng người khác, lúc ấy bạn sẽ mất dần hình ảnh của mình. Hãy nhớ rằng, trong mọi cuộc tranh luận sự lớn tiếng hay gây “bão” trong lời nói sẽ không làm đối phương cảm thấy sợ hãi và chịu thua bạn, mà ngược lại họ càng không đánh giá cao bạn và tin tưởng hơn vào chính bản thân họ. Mội ví dụ điển hình là vụ việc tranh luận  liên quan đến chương trình 60 phút Mở với chủ đề "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?, các bạn có thể thấy đứng trước nhiều quan điểm mang tính công kích mình như thế, nhưng MC Phan Anh vẫn bình tình, nói nhẹ nhàng và đưa ra những quan điểm vô cùng sắc bén của bản thân mình. Hàng triệu khán giả xem chương trình chắc chắn sẽ đồng tình với cách thể hiện quan điểm của MC Phan Anh đưa ra và phản bác lại những quan điểm tấn công Phan Anh. Là một người học Luật chúng ta rất cần như thế, đứng trước toà, trước những quan điểm tấn công thân chủ của mình, với vai trò là Luật sư bạn phải bình tĩnh và đưa ra những quan điểm, lời nói sắc bén và đúng đắng để bảo vệ thân chủ mình. Đừng thể hiện sự nóng giận và đưa ra những lời nói mang tính trả đũa không phù hợp thì lúc ấy vai trò Luật sư của bạn sẽ không được đánh giá cao.

    Trong giao tiếp, lời nói điềm tĩnh, đúng đắng sẽ tạo nên cảm giác dễ chịu từ người đối diện và tạo nên niềm tin của họ vào lời nói của mình. Tôi có từng nghe một người thầy nói rằng “Nghề luật là nghề kiếm tiền dựa vào lòng tin của người khác” Nếu như chúng ta nói mà người khác không tin thì chúng ta không thể hành nghề Luật được. Ngồi đối diện khách hàng mà chúng ta thể hiện một sự nao núng, lúng túng trong lời nói sẽ tạo cho khách hàng cảm giác bất an và không tin tưởng vào lời nói của bạn. Vì chính bạn lúc này cũng thể hiện sự không tin tưởng vào lời nói của chính mình.

    Là một người học Luật chúng ta cần phải khéo léo trong cách thể hiện cái tôi của bạn thân mình, vừa phù hợp nhưng vừa mang nét đặt trưng riêng của bản thân chúng ta. Về sau này, cái tôi sẽ tạo nên hình ảnh, niềm tin, sự uy nghiệm, sự toả sáng và thành công trong nghề nghiệp

    Tôi xin kết thúc chia sẻ bằng một câu nói của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Suốt cuộc đời mình, tôi học được rằng: Để khẳng định cái tôi của chính mình không cần phải hạ thấp người khác mà phải đề cao những người xung quanh”.

     
    6072 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458005   18/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Thể hiện cái tôi chính là thể hiện bản thân mình, nhưng làm sao để thể hiện một cách lịch sự, có chừng mực và được mọi người tôn trọng là vấn đề rất khó và cần phải học hỏi, rèn luyện. Những chia sẻ của bạn rất hay và thiết thực, nhưng để làm được những điều đó cũng cần phải có kinh nghiệm và trải nghiệm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (18/06/2017)
  • #458017   18/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Cái tôi, chúng ta ai cũng có và cái tôi trong bản thân mỗi người được thể hiện ra bên ngoài bằng những cách thức khác nhau. Không chỉ sinh viên Luật mà sinh viên của tất cả các ngành nghề, sở hữu cái tôi riêng là một chuyện, còn bộc lộ nó ra như thế nào cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, dung hòa được với cái tôi của người khác lại là vấn đề không hề dễ.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (19/06/2017)
  • #458029   19/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Đúng là cần phài khéo léo khi thể hiện cái tôi của mình để khẳng định cá tính, quan điểm của bản thân. Tuy nhiên cũng cần phải biết dung hòa giữa cái tôi với cái ta chung, để có thể cùng nhau phát triển, không nên chỉ quan tâm đến cái tôi tiêng của bản thân.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (19/06/2017)
  • #458118   19/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bởi vậy chúng ta mới cần từ "khéo léo", khi thể hiện cái tôi lớn mà không khéo léo, không biết mình biết ta thì hoàn toàn thất bại. Dù có thể hiện tốt thì những người xung quanh cũng sẽ cảm thấy không thoải mái. Không khéo lại thành “nổi tiếng nhờ thị phi” Hihi Rất cảm ơn chia sẻ thú vị của bạn G!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (19/06/2017) DT_DA (23/06/2017)
  • #458161   20/06/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Đa số mọi người không tìm hiểu về nghê Luật thì luôn nghĩ người học Luật ra lúc nào cũng sẽ đi tranh tụng (ngôn ngữ thông thường là "cãi" ), tuy nhiên ngoài việc tranh tụng ra thì người học Luật có thể là một luật sư tư vấn hay một chuyên gia soạn thảo đàm phán hợp đồng nữa.

    Mà những ngành nghề này thì rất cần một con người khéo léo trong ứng xử nhưng vẫn phải bảo đảm được quan điểm, lợi ích cho mình hay thân chủ của mình một cách tối đa, vậy nên việc tiếp xúc, giao tiếp xã hội nhiều rất cần thiết để hoàn thiện khả năng ứng phó linh hoạt của dân luật, đồng thời cũng là cơ hội để tạo nên các liên kết xã hội sau này sẽ giúp ích cho công việc của bản thân. 

    Cám ơn bạn về bài viết hay, chúc bạn sức khỏe nhé !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (21/06/2017)
  • #458416   22/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình nghĩ là ai cũng có cái tôi của riêng mình nhưng không phải ai cũng biết cách thể hiện nó hay dám thể hiện nó. Như chủ top nói khi thể hiện cái tôi của mình cần khéo léo, nhưng nhiều khi thể hiện không khéo nó dễ thành cao ngạo hoặc bảo thủ. Rất vui vì đọc được những chia sẻ hữu ích của chủ top.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lan_le vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (23/06/2017)
  • #458417   22/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chào bạn

    Mình thấy rằng sinh viên Luật khi thể hiện cái tôi sẽ làm cho mọi người biết đến nhiều hơn và có những phong cách độc đáo riêng để lại ấn tượng trong mọi người.

    Đầu tiên chắc là một người giao tiếp tốt, ít nhất cần thể hiện việc ăn nói một cách trôi chảy và lưu loát, lời nói cho thấy sự tự tin và mạnh mẽ trong bạn

    Thứ hai là kiến thức trong bạn, điều này rất quan trọng trong mỗi người, nhưng đối vs sinh viên Luật thì điều này vô cùng quan trọng. Việc bạn nắm chắc kiến thức sẽ là thứ bạn vận dụng để thể hiện mình qua việc giao tiếp và công việc một cách trôi chảy. Nắm vững kiến thức giúp tự tin và dễ dang hơn trong mọi việc

    Thứ ba là môi trường, có lẽ mình đưa ra quan điểm theo cá nhân, nhưng môi trường mình nghĩ theo khách quan nó cũng là một phần tạo nên cái tôi của bạn. Bạn cần thể hiện trong môi trường nào? nhiều người hay ít người, vi mô hay vĩ mô,.. điều này giúp bạn đạt đưuọc những đỉnh cao trong việc truyền đạt, thể hiện kĩ năng cá nhân của chính mình

    Cuối cùng. mình nghĩ có một chút may mắn sẽ là điểm chốt của mỗi người, tạo nên sự sáng tạo và mới mẻ trong việc này

    Thật sự cảm ơn vì đã có bài viết đề mình chia sẻ đôi chút 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (23/06/2017) nhatnam1260 (22/06/2017)
  • #458429   22/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Mình đồng quan điểm với bạn chủ top, ai cũng có cái tôi riêng của mình đặc biệt là những sinh viên luật, nếu như thê hiện cái tôi không khéo léo thì trở nên rất thô thiểng, và trở thành cao ngạo, làm trò hề cho mọi người. Khi nói tới là sinh viên luật hay ng làm về luật pháp họ thường suy nghĩ chúng ta biết nhiều hiểu nhiều, dựa vào mình làm chuẩn mực nhưng nếu không thể hiện được cái riêng hay làm quá lố thì ngta sẽ lên án rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyhanh2512 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (23/06/2017)
  • #458433   22/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Đâu phải mỗi sinh viên luật mời muốn thể hiện cái tôi, mà mình nghĩ bất kế mọi người bằng cách này hay cách khác ai ai cũng muốn khẳng định cái tôi của bản thân hêt, việc muốn khẳng định cái tôi của bản thân không có gì xấu, nhưng để thể hiện như thế nào cho đẹp và không mất lòng ai thì không phải tất cả đều biết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trantranglong vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (23/06/2017)
  • #458440   22/06/2017

    Có thể nói tuổi trẻ là tuổi của cái tôi. Những người trẻ đặc biệt là những người học Luật thì cái tôi càng trở nên mãnh liệt hơn. Như bạn đã chia sẻ có nhiều cách để thể hiện cái tôi của mình như: qua trang phục, cách ăn mặc, giao tiếp ứng xử... Dù cái tôi ấy được thể hiện ở hình thức nào đi chăng nữa, là một người trẻ các bạn cần phải thể hiện cái tôi 1 cách đúng đắn và phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Làm việc tích cực, sống hết mình cho bản thân và cộng đồng ... Và hơn hết cái tôi này không phải là do mình mặc nhiên cảm thấy mình nên làm thế này, mình nên thế kia... mà cái tôi đúng chất chính là do sự cảm nhận, phản ứng linh hoạt với các tình huống, là sự thông minh trong cách ứng xử và giao tiếp với mọi người xung quanh. Cho nên, làm thế nào để thể hiện cái tôi 1 cách khéo léo trong những tình huống mới là vấn đề cốt lõi.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (23/06/2017)