Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #597236 21/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1701 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Đang trong dịp Tết Nguyên đán 2023, nhiều người lao động quê ở xa mong muốn có nhiều thời gian hơn bên gia đình, tuy nhiên một số trường hợp NLĐ không thể xin được phép của công ty. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc không cho nhân viên xin nghỉ phép không lương của NSDLĐ?

    Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

    Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

    - Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

    Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Như vậy NLĐ có những ngày nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 2, bên cạnh đó NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương.

    NLĐ xin nghỉ không hưởng lương mà thời gian nghỉ trùng với lễ, tết thì có được nhận lương những ngày này không?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:

    Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112.

    Như vậy, nếu thuộc vào những ngày nghỉ lễ, tết trên, mặc dù là NLĐ đang nghỉ không hưởng lương nhưng NLĐ vẫn được trả tiền lương cho những ngày nghỉ lễ, Tết vì đó là quyền lợi của họ.

    Tiền lương để tính trả trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ lễ, tết có hưởng lương.

    Không cho NLĐ xin nghỉ không hưởng lương thì có bị phạt không?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

    Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    - Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

    - Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm."

    Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

    Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, nếu không cho NLĐ nghỉ không lương theo quy định pháp luật thì NSDLĐ có thể bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng (nếu NSDLĐ là tổ chức thì bị phạt từ 4 - 10 triệu đồng).

     
    993 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (19/04/2023) ntdieu (21/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597237   21/01/2023

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

     Điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói về việc Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là chỉ bao gồm những trường hợp nghỉ không hưởng lương theo khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

    Nghỉ không lương dịp Tết nguyên đán không thuộc những trường hợp được quy định trên. Từ đó có thể thấy rằng nếu NSDLĐ không đồng ý cho NLĐ nghỉ không lương dịp Tết thì đó không phải là vi phạm pháp luật, và họ không bị phạt gì cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #597301   24/01/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Trường hợp xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua khiếu nại:

    Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần lượt như sau:

    - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động

    + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.

    + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý

    Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

    - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

    + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

    + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.

    + Thời hạn giải quyết:  45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

    Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
  • #597305   24/01/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Trường hợp xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng tố cáo: Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

    Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #597859   30/01/2023

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tố cáo công ty về 1 chuyện họ không làm sai ???

    Bạn có muốn tiếp tục làm việc ở đó nữa hay không? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/01/2023)
  • #597310   24/01/2023

    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Cám ơn bài viết chia sẻ hữu ích của tác giả. Tuy nhiên, pháp luật có quy định "người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương". Do đó, NLĐ ngoài những ngày nghỉ không hưởng lương theo quy định thì NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Vì vậy, việc NSDLĐ không đồng ý cho NLĐ nghỉ không hưởng lương trong những ngày tết thì không được xem là vi phạm pháp luật vì đó là sự thỏa thuận của 2 bên

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyen.vuong197@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/01/2023)
  • #597418   27/01/2023

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả,ngoài những trường hợp nghỉ việc riêng có hưởng lương thì người lao động sẽ được thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ việc mà không hưởng lương. Bên cạnh đó, trong quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động cũng sẽ nghỉ việc và không hưởng lương.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/01/2023)
  • #597825   30/01/2023

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn những chia sẻ đến từ tác giả. Thông qua bài viết, có thể thấy là điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP chỉ xử phạt hành vi đối với người sử dụng lao động khi không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật.

    Ngoài những trường hợp nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như là muốn nghỉ Tết nhiều hơn để ở bên gia đình thì việc này là phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa 02 bên, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền không cho phép người lao động được nghỉ thêm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn banhquecute vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/01/2023)
  • #597868   30/01/2023

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Trong quy định ngoài những ngày nghỉ có hưởng lương ra thì người lao động được quyền thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ không hưởng lương. Bản chất ở đây là thỏa thuận nên người sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc không, không có cơ sở nào bắt buộc cho người lao động phải nghỉ không hưởng lương cả.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/01/2023)
  • #598358   31/01/2023

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin thiết thực này.

    Tuy nhiên, mình thấy có một điểm không hợp lý trong bài viết nêu trên, đó là theo quy định của Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải cho người lao động nghỉ hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết. Vì vậy, người lao động không cần thiết phải xin nghỉ không lương trong những ngày này.

    Bên cạnh đó, mình cũng muốn được đưa ra quan điểm về vấn đề người sử dụng lao động có được không cho người lao động nghỉ không lương hay không.

    Theo như thông tin trong bài viết có thể thấy, những ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương và ngày nghỉ việc riêng không hưởng lương nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động buộc phải cho người lao động nghỉ khi người lao động có nhu cầu nghỉ. Cụ thể là những trường hợp sau:

    - Trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương:

    + Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    + Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

    - Trường hợp nghỉ không hưởng lương: 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    Ngoài những ngày nghỉ nêu trên, thì khi người lao động muốn nghỉ không hưởng lương thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động. Như vậy, trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc từ chối việc cho người lao động nghỉ phép không hưởng lương.

     
    Báo quản trị |