Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #591522 26/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2002 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

    Ly hôn là kết quả của tình trạng đời sống hôn nhân đi vào bế tắc trong một thời gian dài. Vì một lý do cá nhân nào đó mà cả hai không còn tình cảm hoặc muốn chung sống như vợ, chồng với nhau nữa.
     
    sau-khi-ly-hon-thi-ben-khong-truc-tiep-nuoi-con-tham-nuoi-the-nao
     
    Tuy nhiên, hậu quả mà ly hôn dẫn đến không chỉ ảnh hưởng đến vợ chồng mà còn có thể tác động đến con cái của họ. Sau khi ly hôn bên cạnh việc phân chia tài sản còn một vấn đề khác quan trọng không kém đó chính là việc phân định nghĩa vụ chu cấp và quyền thăm con do bên không trực tiếp nuôi con sẽ như thế nào?
     
    1. Bên nào sẽ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?
     
    Một điều không thể thiếu sau khi ly hôn đó chính là nghĩa vụ và cũng như là quyền nuôi con của các bậc cha mẹ. Đây không những là quyền mà đó được xem như là trách nhiệm giữa các bên, dù là bên nào có quyền nuôi con đi chăng nữa trách nhiệm chăm sóc vẫn là cả hai. Theo đó, tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
     
    Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con:
     
    - Chưa thành niên.
     
    - Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
     
    - Con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
     
    Các trường hợp nêu trên được quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
     
    Việc lựa chọn người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con là dựa trên nguyên tắc vợ, chồng thỏa thuận.
     
    Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, lưu ý rằng nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Quyền lợi ở đây có thể dựa trên độ tuổi của trẻ hoặc do tài chính, điều kiện thuận lợi của bên nào có thể nuôi trẻ được tốt hơn.
     
    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
     
    Như vậy, cả cha và mẹ đều có quyền nuôi con của mình sau khi ly hôn, tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì con dưới 36 tháng tuổi phải được giao cho mẹ và con trên 7 tuổi phải xem xét theo nguyện vọng của trẻ.
     
    2. Quyền và nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con
     
    Sau khi phân định người có quyền trực tiếp nuôi và chăm sóc con thì đối với cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền đối với con như sau:
     
    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Việc trẻ đã có nhận thức rõ ràng thì trên nguyên tắc phải tôn trọng ý kiến của con.
     
    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, dù không giành được quyền nuôi con trực tiếp nhưng cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ chu cấp cho con theo thỏa thuận và mức lương tối thiểu.
     
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
     
    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
     
    Theo đó, các bên phải tôn trọng nguyên tắc trên sau khi ly hôn và thực hiện nghĩa vụ nuôi con theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc các bên không tôn trọng các nguyên tắc như đã quy định thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
     
    Ngoài ra, các thành viên trong gia đình của hai bên cần tôn trọng quyền nuôi con hoặc không được cản trở người thăm nuôi, chăm sóc, giáo dục con.
     
    3. Trường hợp có thay đổi người trực tiếp nuôi con
     
    Trong trường hợp mà các bên không còn đủ điều kiện nuôi con hoặc theo nguyện vọng của con thì có thể thực hiện việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm các trường hợp sau:
     
    (1) Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại mục (5), Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
     
    (2) Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
     
    - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
     
    - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
     
    (3) Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
     
    (4) Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
     
    (5) Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại mục (2 ) thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
     
    - Người thân thích.
     
    - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
     
    - Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
     
    - Hội liên hiệp phụ nữ.
     
    Việc thăm nuôi con là quyền của bên không trực tiếp nuôi con và họ cũng có nghĩa vụ chu cấp cũng như dạy dỗ con cái sau khi ly hôn. Bên trực tiếp nuôi con cùng với gia đình không được có hành vi ngăn cấm bên thăm nuôi.
     
    235 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591549   26/09/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Mình xin bổ sung trường hợp khi người không trực tiếp nuôi con không thuộc trường hợp bị hạn chế thăm con mà bị ngăn cản quyền thăm con thì có thể giải quyết bằng những cách sau:

    - Thỏa thuận: Cần đặt ra vấn đề thỏa thuận về quyền thăm nom con khi giải quyết ly hôn giữa vợ và chồng. Các bên nên thể hiện tinh thần thiện chí trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

    - Khởi kiện ra Toà án: Khi bị ngăn cản quyền thăm con mà không thể thỏa thuận giải quyết được thì người có quyền thăm con có thể khởi kiện yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con. Trường hợp có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con thì người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoangvy15 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2022) nguyenhoaibao12061999 (27/09/2022)
  • #592046   30/09/2022

    Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. dù không phải là người trực tiếp nuooi dưỡng những vẫn có quyền và lợi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như nhau. người đang trực tiếp nuôi dưỡng không được tự ý cấm người không trực tiếp thwujc hiện quyền lợi của mình. ly hôn chỉ là hình thuc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân theo pháp luật nhưng quyền và nghĩa vụ đối với con cái của hai bên vẫn nnhư hau chị nhé.
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #595110   30/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (290)
    Số điểm: 2608
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn! Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái không phụ thuộc cha mẹ, cha mẹ có quyền được thăm nuôi con khi không trực tiếp nuôi con. Con được quyền hưởng sự yêu thương đầy đủ từ cha mẹ. Vì đảm bảo điều kiện phát triển trong yêu thương, pháp luật luôn tạo ra các điều kiện để người làm cha được hưởng quyền này và con cũng được quyền này.

     
    Báo quản trị |  
  • #597705   29/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 1917
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, còn quan hệ với con cái thì không chấm dứt. Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con. Dù là người trực tiếp nuôi dưỡng hay không trực tiếp nuôi dưỡng sau ly hôn thì một trong hai bên không thể tước đoạt quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

     
    Báo quản trị |  
  • #597710   29/01/2023

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Sau khi ly hôn thì bên không trực tiếp nuôi con thăm nuôi thế nào?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Việc tan vỡ trong hôn nhân dẫn đến ly hôn là điều không mong muốn, nhưng phải thừa nhận một điều rằng, sau ly hôn dù đã có sự phân chia về tài sản, cuộc sống riêng, nhưng về con cái, đây vẫn là vấn đề chung của cả hai người. Dù trực tiếp nuôi con, hay không trực tiếp nuôi con thì cả cha, mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ, và có quyền liên quan đến con chung. Quyền thăm nuôi sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi con đã được pháp luật công nhận, do đó, dù có mẫu thuẫn trước đó, thì bên còn lại cũng không được cấm quyền này. Thực tế, hiện nay có nhiều trường hợp cấm, ngăn cản không cho gặp con, hành vi này đã vi phạm đến quyền lợi của bên kia, và hoàn toàn có thể yêu cầu đến sự can thiệp của chính quyền.

     
    Báo quản trị |