Sắp tới, thực phẩm sản xuất theo phương thức handmade bắt buộc phải ghi nhãn dinh dưỡng

Chủ đề   RSS   
  • #582733 12/04/2022

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Sắp tới, thực phẩm sản xuất theo phương thức handmade bắt buộc phải ghi nhãn dinh dưỡng

    Đây là nội dung được nêu tại dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân

    Dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm dự kiến gồm 03 Chương và 12 điều với nội dung như sau:
     
    1. Chương I. Quy định chung gồm 04 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm.
     
    Về phạm vi điều chỉnh: Dự thảo Thông tư quy định về nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam theo nội dung được giao quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
     
    nhan-dinh-duong-thuc-pham-handmade
     
    Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm lưu thông tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm.
     
    Dự thảo Thông tư cũng quy định một số sản phẩm thực phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư bao gồm: Thực phẩm không chứa bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào theo quy định tại Thông tư; Nguyên liệu thực phẩm; Các sản phẩm bao gồm một thành phần duy nhất; Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai (bao gồm cả loại chỉ bổ sung CO2 và/hoặc hương liệu); Muối ăn; Giấm ăn và các chất thay thế cho giấm bao gồm cả loại chỉ bổ sung hương liệu; Hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Men, enzym thực phẩm; Trà, cà phê không chứa thành phần bổ sung khác; Các thực phẩm không bao gói sẵn.
     
    2. Chương II. Thành phần, cách ghi chỉ tiêu dinh dưỡng thực phẩm gồm 02 điều quy định về nội dung ghi thành phần dinh dưỡng (Điều 5); cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (Điều 6). Cụ thể:
     
    - Về nội dung ghi thành phần dinh dưỡng: Dự thảo Thông tư quy định nội dung ghi thành phần dinh dưỡng gồm 07 chỉ tiêu sau: 
    "1. Năng lượng (Energy).
    2. Chất đạm (Protein).
    3. Carbohydrate (Chất bột đường).
    4. Total sugars (đường tổng số/tổng đường).
    5. Chất béo (Fat).
    6. Chất béo bão hòa (Saturated Fat).
    7. Natri (Sodium)."
     
    Cơ sở đề xuất:
     
    + Trên cơ sở Hướng dẫn áp dụng của CODEX năm 2011 và hiện nay tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng của CODEX đã được 70% các quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đầy đủ, trong đó có các nước khu vực ASEAN như Singapore Phillipin, Thai Lan, Indonesia…
     
    + Căn cứ vào thực trạng tiêu dùng thực phẩm của người dân Việt Nam cũng như mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay. Theo các nghiên cứu, khảo sát, xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến công nghiệp, bao gói sẵn ngày càng gia tăng và phổ biến tại Việt Nam. Điều này tác động lớn đến khẩu phần dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt Nam. Đồng thời, mô hình bệnh tật của Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, béo phì…Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do mất cân bằng dinh dưỡng với các hình thức khác nhau.
     
    + Xuất phát từ thực tiễn thực hiện ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm tại Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ tiêu tổng năng lượng chiếm 100% sản phẩm; chất béo, đạm là 89,5% sản phẩm, hàm lượng cacbonhydrat là 86,6%, hàm lượng muối là 21,1%, đường là 23,7% sản phẩm. 
     
    - Về cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng: Để bảo đảm hướng dẫn thống nhất trong cách ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm, dự thảo Thông tư quy định cụ thể về cách biểu thị đối với từng thành phần dinh dưỡng, ban hành phụ lục các biểu mẫu hướng dẫn về cách trình bày thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm kèm theo Thông tư và hướng dẫn về giá trị tham chiếu.
     
    Đối với giá trị dinh dưỡng tham chiếu: Dự thảo Thông tư ban hành phụ lục hướng dẫn nội dung về giá trị dinh dưỡng tham chiếu dựa trên nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (Codex, WHO) và tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á theo công bố của Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế.
     
    Ngoài ra, dự thảo Thông tư còn quy định đối với trường hợp thực phẩm không chứa thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư hoặc có chứa thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn để bảo đảm phù hợp với từng nhóm, loại thực phẩm và không phát sinh chi phí kiểm nghiệm cho doanh nghiệp trong trường hợp này.
     
    3. Chương III. Điều khoản thi hành gồm 05 điều quy định về hiệu lực thi hành, lộ trình thực hiện, điều khoản chuyển tiếp, điều khoản tham chiếu và trách nhiệm thi hành. Trong đó, dự kiến quy định về lộ trình thực hiện và điều khoản chuyển tiếp như sau:
     
    - Về lộ trình thực hiện: Để bảo đảm tính khả thi, giúp doanh nghiệp có thời gian tìm hiểu, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở kỹ thuật, trang thiết bị, nhân sự, công nghệ cho việc thực hiện quy định về ghi nhãn dinh dưỡng, dự thảo Thông tư quy định lộ trình thực hiện như sau:
     
    + Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
    + Đối với sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công, chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
     
    - Về điều khoản chuyển tiếp: Trước thời điểm Thông tư ban hành, việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm được doanh nghiệp tự nguyện thực hiện trên cơ sở pháp luật về nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất, vì vậy, để bảo đảm doanh nghiệp có thời gian tiêu thụ hết các sản phẩm thực phẩm đã được in nhãn theo các hướng dẫn trước thời điểm Thông tư ban hành và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, dự thảo Thông tư quy định chuyển tiếp đối với thực phẩm đã được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và nhãn thực phẩm đã được in trước ngày Thông tư ban hành thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm đó.
     
    >>> Xem toàn văn Dự thảo Thông tư tại file đính kèm bên dưới
     
     
    329 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    admin (12/04/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583031   26/04/2022

    Sắp tới, thực phẩm sản xuất theo phương thức handmade bắt buộc phải ghi nhãn dinh dưỡng

    Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến công nghiệp, bao gói sẵn ngày càng gia tăng và phổ biến tại Việt Nam. Điều này tác động lớn đến khẩu phần dinh dưỡng và sức khỏe của mọi người. mô hình bệnh tật của Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, béo phì… Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do mất cân bằng dinh dưỡng với các hình thức khác nhau. Vậy nên thực phẩm cần có nhãn dinh dưỡng là điều cần thiết.

     
    Báo quản trị |