Thông tin được đưa ra từ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong buổi gặp gỡ cử tri. Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng có vào - có ra, có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này chưa làm ngay được mà phải có lộ trình.
Giáo viên đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức theo quy định tại Luật Viên chức. Tiền lương của giáo viên bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. (điều 81 Luật Giáo dục 2005). Mức tiền lương của giáo viên còn phụ thuộc vào quy định của Nhà nước về mức lương cơ sở và hệ số lương của công chức viên chức.
Như vậy, với sự thay đổi như để xuất của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mức lương nhà giáo không còn là “ba cọc ba đồng” như trước đây nữa.
Mặt khác, việc thì điểm như vậy sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành giáo dục, cụ thể như sau:
-
Cán bộ giáo viên được đảm bảo cuộc sống hơn trước đây, vì lương sẽ tăng cao, nhiều chế độ đãi ngộ hơn
-
Khi ngành giáo dục hòa vào cơ chế thị trường lao động, bắt buộc các cá nhân phải thực sự cố gắng, trau dồi kỹ năng chuyên môn nà nâng cao chất lượng giảng dạy, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục.
-
Khi không còn là công chức, viên chức, điều nảy sẽ giảm một số lượng đáng kể biên chế và góp phần giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước do bộ phận “biên chế” quá nhiều
Ngoài những mặt tích cực, việc loại bỏ giáo viên ra hỏi đội ngũ công chức, viên chức sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Bởi số lượng giáo viên hiện nay tương đối lớn, việc cơ cấu lại số lượng nhân sự này cũng là vấn đề khá khó khăn. Thêm nữa, việc tăng lương và các chế độ đãi ngộ cho giáo viên sẽ làm tăng khoản chi cho các trường học.
Vì vậy, việc này cần có lộ trình nhất định, mà trước hết là phải nâng cao chất lượng giáo dục. Theo Bộ trưởng Nhạ, Ban Quản lý dự án của Bộ đang rà soát, xây dựng các chuẩn giáo viên theo khung mới và chuẩn quản lý nhà giáo mới. Trước mắt rà soát xem 1,4 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay đang ở đâu so với các bậc chuẩn, từ đó xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên đạt mức chuẩn tối thiểu, đáp ứng yêu cầu chương trình mới và tổ chức đào tạo bồi dưỡng.
Đối với đào tạo giáo viên, Bộ đã giao cho 7 trường đại học sư phạm làm nòng cốt, hơn 100 trường cao đẳng, trung cấp sư phạm sẽ làm vệ tinh cho việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên ở các địa phương.
Những điều trên đây chỉ là những dự án chuẩn bị thí điểm, việc đưa vào thực tế còn khá nhiều khó khăn và rào cản.
Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 05/05/2018 10:20:18 CH
Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 05/05/2018 10:16:12 CH