Sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #13811 29/07/2008

    nhthai

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp

    Nhờ Quý Luật sư tư vấn giúp tôi về mẫu hợp đồng sáp nhập 2 công ty với nhau. Cảm ơn.
    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 11:39:08 AM
     
    38270 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #31656   01/06/2009

    dinhhongnhung
    dinhhongnhung

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp nhất doanh nghiệp

    Câu hỏi của tôi là:
    Công ty TNHh Hoang Dũng trong quá trình hoạt động do vốn ít nên quyết định hợp nhất với công ty cổ phần Hoá chất. Việc hợp nhất trên sẽ tạo ra công ty có hình thức pháp lý gi`.Biết công ty Hoàng Dũng có số vốn điều lệ bằng 10% vốn điều lệ của công ty hoá chất.
    + Tương tự như vây nếu hình thức pháp lý của công ty Hoá chất là công ty Hợp Danh.
    Tôi xin trân thành cảm ơn, mong sớm nhận được câu trả lời.
     
    Báo quản trị |  
  • #31657   01/06/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


      Điều 94. Hợp nhất pháp nhân (BLDS)

    1. Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

    Điều 152. Hợp nhất doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp)

    1. Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

    2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

    a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

    b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

    3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

    Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

    4. Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #32266   29/09/2009

    nab416
    nab416

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp nhất DN

    Em có 1 vấn đề thắc mắc mún hỏi các anh/chị luật như sau:
    Trong trường hợp HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP, trường hợp có 2 công ty cổ phần A và B thỏa thuận hợp nhất tạo ra 1 pháp nhân mới cũng là công ty cổ phần C (2 công ty cũ chấm dứt hoạt động). Trước khi hợp nhất, A và B tién hành định giá lại tài sản của mình, trong đó A có một mảnh đất trị giá là 1 tỷ, sau khi định giá lại (bởi 1 công ty thẩm định giá độc lập) giá trị tăng lên 15 tỷ. Em muốn hỏi là trường hợp định giá lại mảnh đất đó có hợp lý không khi A và B trên danh nghĩa là 2 pháp nhân khác nhau nhưng cùng cổ đông góp vốn. Vì nếu 2 công ty bị hợp nhất được sở hữu cùng một cổ đông thì hợp nhất lại có quyền thuê định giá lại tài sản không ah. A/C có văn bản nào giải thik cụ thể vấn đề này hok ah?
    Em cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #32267   29/09/2009

    LawSoft07
    LawSoft07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (88)
    Số điểm: 1090
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp nhất doanh nghiệp



          Chào bạn !

     Theo nội dung câu hỏi của bạn, mình cung cấp cho bạn một số quan điểm trên cơ sở Luật doanh nghiệp có hiệu lực 1/7/2005 để bạn tham khảo .
       1. Căn cứ điều 30 khoản 3 của Luật doanh nghiệp thì việc định giá tài sản của Công ty A là hợp pháp. Nếu các thành viên sáng lập của Công ty hợp nhất không nhất trí kết quả việc định giá đó, thì có thể tổ chức Đại hội cổ đông để ra nghị quyết định giá lại tài sản góp vốn của Công ty A. Điều quan trọng là kết quả định giá lại thì Công ty A và các thành viên sáng lập Công ty hợp nhất đều chấp thuận .
           Chúc Công ty của bạn thành công

     
    Báo quản trị |  
  • #32268   29/09/2009

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    doanh nghiệp

    bạn muốn thành lập công ty cổ phần thì tổi thiểu phải có 03 cổ đông (Điều 77 LDN 2005) theo như ban hỏi thì 2 công ty không thể thỏa thuận tỉ lệ góp vốn để tạo ra công ty cổ phần được

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #32269   29/09/2009

    nab416
    nab416

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em xin cảm ơn câu trả lời của 2 pác ah, nhưng em xin nêu rõ câu hỏi lại như sau:
    Công ty A: 03 cổ đông là G, H, D
    Công ty B: 03 cổ đông là G, H, D
    Như vậy câu "cùng cổ đông" ở trên của em là cổ đông góp vốn của A và B là hoàn toàn giống nhau.
    vì thế công ty hợp nhất C vẫn có 03 cổ đông là G,H,D. Như vậy giả sử kết quả định giá được cổ đông công ty A và các cổ đông của công ty C đều chấp thuận giá đó và chấp nhận ghi tăng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên trên thực tế thì cổ đông của công ty A và C (đồng thời cả B nữa) chỉ là 1, mất tính khách quan trong việc chấp nhận tăng vốn chủ.
    Đồng thời, có 1 số ý kiến cho rằng, Công ty C tự nâng tài sản của mình lên 1 khoản lớn như vậy, chứ hok dc chấp thuận của bên nào khác.
    Vậy theo luật có hợp lý không ah, Công ty C có được tăng vốn chủ sở hữu của mình lên 15 tỷ hok ạ?
    Em mong nhận được câu trả lời. Em cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #32380   05/11/2009

    Sinhvienhvnh
    Sinhvienhvnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chuyển loại hình công ty

    công ty hợp danh với công ty TNHH có hợp nhất được không, nếu được thì làm thế nào
     
    Báo quản trị |  
  • #32381   05/11/2009

    nnsang
    nnsang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển loại hình công ty

    Chào bạn,

    Về câu hỏi của bạn, tôi có ý kiến như sau:

    Theo quy định tại Điều 152 Luật doanh nghiệp 2005, hợp nhất doanh nghiệp yêu cầu phải cùng loại hình công ty. Vì vậy, công ty hợp danh và công ty TNHH không hợp nhất với nhau được.

    Trân trọng,
    Nguyễn Ngọc Sang
    Công ty Luật LOGOS
     
    Báo quản trị |