Sáp nhập hai công ty TNHH cùng chủ sở hữu là tổ chức?

Chủ đề   RSS   
  • #372946 07/03/2015

    MitNhung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Sáp nhập hai công ty TNHH cùng chủ sở hữu là tổ chức?

    Luật sư tư vấn giúp em vấn đề như sau:

    Hiện tại doanh nghiệp của em là công ty cổ phần. Công ty này có thành lập 2 công ty con là công ty TNHH một thành viên. công ty A thành lập tháng 9.2013 và công ty B thành lập tháng 3. 2014. Hiện tại công ty mẹ đang có ý muốn sáp nhập công ty B vào công ty A. Đăng ký hoạt động trên công ty A. Lưu ý là cho đến thời điểm này công ty mẹ vẫn chưa góp đủ 100% vốn cho 2 công ty con. Vì vậy em muốn hỏi nếu thực hiện sáp nhập như vậy thủ tục và trình tự như thế nào? so với việc đóng cửa hoàn toàn công ty B thì việc nào dễ thực hiện hơn. Nhờ các luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn nhiều!

     
    6018 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #373087   09/03/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu bạn không phải là dân luật thì việc thực hiện sáp nhập 2 công ty không phải dễ dàng. Vì vậy, nếu Công ty B có thể làm thủ tục giải thể doanh nghiệp (đóng cửa hoàn toàn như bạn nói) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc sáp nhập 2 công ty.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    MitNhung (11/03/2015)
  • #373305   10/03/2015

    Chào bạn,

    Có hai cách thực hiện:

    - Một là sáp nhập công ty B vào công ty A: công ty A tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty B; công ty B chấm dứt tồn tại

    - Hai là công ty B tiến hành giải thể: sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và chủ nợ, người lao động, tài sản còn lại được chia cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn. Công ty B chấm dứt tồn tại.

    Cả hai cách trên công ty B đều chấm dứt tồn tại, về thủ tục thì cách thứ hai đơn giản hơn. Tuy nhiên cần xem xét mục đích và mong muốn xử lý tài sản tại công ty B như thế nào thì mới lựa chọn được phương thức phù hợp nhất.

    Trân trọng!

    ĐẬU QUỐC DŨNG - Luật sư - Mobile: 094 668 2382

    CÔNG TY LUẬT TNHH VIETTHINK

    Trụ sở làm việc: Tầng 1, Tòa nhà CT1, KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Email: dungdq@vietthink.com.vn

    Website: www.vietthink.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DauQuocDung vì bài viết hữu ích
    MitNhung (11/03/2015)
  • #373609   11/03/2015

    Cho em hỏi việc không góp đủ 100% vốn có ảnh hưởng gì đến việc công ty sáp nhập hay giải thể không?

     
    Báo quản trị |  
  • #377434   03/04/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1182 lần


    Chào bạn, về vấn đề giải thể chỉ cần đáp ứng đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ cùa công ty là được.

    Còn đối với vấn đề sáp nhập sẽ ảnh hưởng đến phần vốn góp thực tế, vốn Điều lệ của công ty mới sau khi thành lập vì sẽ phải dựa trên sổ sách từ các công ty cũ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525