Sao y hóa đơn có dấu treo được không?

Chủ đề   RSS   
  • #533004 15/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Sao y hóa đơn có dấu treo được không?

    Tham khảo:

    >>> Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai;

    >>> Những điều cần biết về việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo;

    >>> Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây;

    Theo quy định thì "Dấu treo" là dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng để đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính), vì thông thường tên của cơ quan, tổ chức được viết phía trên bên trái và trên đầu

    "Hóa đơn" là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp hóa đơn có dấu treo thì có thuộc trường hợp sao y được không?

    Căn cứ quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, tại Điều 2 nêu ra các khái niệm như sau:

    “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

    “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Căn cứ thêm quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC, sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về các loại và hình thức hóa đơn được quy định tại như sau:

    - Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

    + Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

    + Hoạt động vận tải quốc tế;

    +Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

    + Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

    - Hóa đơn bán hàng

    - Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

    - Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

    Căn cứ tại Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao trong các trường hợp sau:

    >>>Bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY;

    "6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền"

    Theo đó, từ căn cứ trên cho thấy hóa đơn không phải là loại giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc chứng nhận nên không thuộc trường hợp chứng thực (hay còn gọi là sao y). Do đó, trường hợp bạn đem hóa đơn có dấu treo đi sao y sẽ không được chứng thực theo quy định.

    Cập nhật bởi Limma ngày 15/11/2019 03:31:09 CH
     
    6924 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận