Sản xuất, lập trình website có được xem là sản xuất phần mềm không?

Chủ đề   RSS   
  • #605917 06/10/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 10833
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 196 lần


    Sản xuất, lập trình website có được xem là sản xuất phần mềm không?

    Sản xuất, lập trình website có được xem là sản xuất phần mềm không? Mức thuế giá trị gia tăng của sản xuất, lập trình website là bao nhiêu?

    Sản xuất, lập trình website có được xem là sản xuất phần mềm không?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTT về quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định:

    Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

    Như vậy, để xác định hoạt động doanh nghiệp có phải là hoạt động sản xuất phần mềm hay không, doanh nghiệp cần kiểm tra quy trình của doanh nghiệp có thực hiện một trong hai công đoạn sau:

    1. Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.

    2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.

    Đồng thời, theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

    - Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

    - Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

    - Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

    - Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

    - Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

    - Dịch vụ tích hợp hệ thống;

    - Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

    - Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

    - Các dịch vụ phần mềm khác.

    Nếu doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí của hoạt động sản xuất phần mềm thì dịch vụ sản xuất, lập trình website đơn vị cung cấp sẽ được xác định theo dịch vụ phần mềm.

    Mức thuế giá trị gia tăng của sản xuất, lập trình website là bao nhiêu?

    Căn cứ Khoản 22 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăngNghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các trường hợp không chịu thuế giá trị tăng, trong đó có hoạt động:

    - Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

    - Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, dù hoạt động của doanh nghiệp được xác định là sản xuất phần mềm hay dịch vụ phần mềm thì đều thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     

     
    517 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận