Sa thải do tự ý ra ngoài trong giờ làm việc có đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #562454 10/11/2020

    ladawa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Sa thải do tự ý ra ngoài trong giờ làm việc có đúng luật?

    Kính gửi: luật sư

    Kính nhờ luật sư cho em hỏi trường hợp kỷ luật sa thải của em ạ.

    Sự việc là trong giờ làm việc, em có thường hay ra ngoài gặp khách hàng (khoảng 1 hoặc 2 giờ là về lại công ty) mà không báo cáo cho giám đốc nhiều lần. Vì Em đang có xích mích giám đốc chi nhánh công ty, vì vậy giám đốc chi nhánh + đại diện công đoàn công ty lập 5 biên bản vi phạm với lý do tự ý bỏ việc ra ngoài  liên tiếp 5 ngày mà không cho em có ý kiến trong biên bản (biên bản ghi nhận em vắng mặt)

    Dự kiến trong tuần sau công ty sẽ họp kỷ luật (có đại diện công đoàn) với hình thức sa thải do bỏ việc 5 ngày không lý do chính đáng. Sau khi lập biên bản, em có gửi mail báo giám đốc là ra ngoài gặp khách hàng 1 hoặc 2 giờ là về lại công ty chứ không phải cả ngày. Tuy nhiên họ ko đồng ý và vẫn sẽ tiến hành họp kỷ luật.

    Kính nhờ luật sư, trường hợp này công ty ra quyết định kỷ luật sai thải có đúng luật không ạ.

    Em xin cảm ơn luật sư.

    sa thải nlđ

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 14/11/2020 07:35:05 SA
     
    2757 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ladawa vì bài viết hữu ích
    admin (16/11/2020) ThanhLongLS (10/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562569   12/11/2020

    vankhanhnhu
    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Thưa anh, vấn đề anh đưa ra, xin lưu ý với anh một số điều sau:

    Thứ nhất, nguyên tắc xử lý kỷ luật theo Bộ luật lao động 2012

    Điều 123 BLLĐ 2012 Quy định:

    1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

    Theo đó, việc xử lý kỷ luật đối với anh cần có mặt anh và anh có quyền tự bào chữa, sau đó phải lập thành biên bản.

    Như anh đã trình bày, hiện tại anh đang có 5 biên bản nhưng không hề có ý kiến hay sự có mặt của anh, điều này cho thấy việc xử lý vi phạm của công ty là trái với quy định của pháp luật.

    Thứ hai, Bộ luật lao động 2012 có quy định về việc sa thải người lao động nếu tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng

    Cụ thể tại Khoản 3 Điều 125 của Bộ luật có quy định:

    "3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

    Như vậy, anh cần làm rõ trong nội quy công ty có quy định liên quan đến những trường hợp nào bị tính là "nghỉ 1 ngày làm việc" hay không? 

    Thứ ba, trường hợp của anh không nhất thiết phải trải qua thủ tục hòa giải mà có thể kiện thẳng lên Tòa án

    Tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp "Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải mà hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Như vậy, trước hết anh nên làm rõ với công ty về những sai phạm trong việc xử lý kỷ luật của công ty, nếu việc thỏa thuận không thành công, anh có thể làm đơn ra Tòa án nhân dân nơi công ty đặt trụ sở.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 12/11/2020 11:57:48 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/11/2020) ladawa (17/11/2020)
  • #584262   25/05/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Sa thải do tự ý ra ngoài trong giờ làm việc có đúng luật?

    Trả lời:

    Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luận như sau:

    “Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

    1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

    2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

    d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

    6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.”

    Theo đó, việc xử lý kỷ luật đối với anh/chị cần có mặt anh/chị và anh/chị có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa, sau đó phải lập thành biên bản.

    Như anh/chị đã trình bày, hiện tại công ty của anh/chị đã lập 5 biên bản nhưng không có ý kiến hay sự có mặt của anh/chị, điều này cho thấy việc xử lý vi phạm của công ty là trái với quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, trong đó, khoản 4 quy định:

    “4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

    Theo đó, anh/chị cần làm rõ trong nội quy công ty có quy định liên quan đến những trường hợp nào bị tính là "nghỉ 1 ngày làm việc" hay không?

    Như vậy, trước hết anh cần làm rõ với công ty về những sai phạm trong việc xử lý kỷ luật của công ty, nếu việc thỏa thuận không thành công, anh có thể làm đơn ra Tòa án nhân dân nơi công ty đặt trụ sở. Điểm a Khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tranh chấp “Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải mà hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

     
    Báo quản trị |