Rút vốn ra khỏi công ty

Chủ đề   RSS   
  • #52243 24/05/2010

    DINHANVP

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rút vốn ra khỏi công ty

    Chào cả nhà.
     Em có câu hỏi đang rất căng thẳng mà không biết hỏi ai. Em xin hỏi các bô lão trong Dân Luật giúp em một tay: Em cùng B chung vốn mở Công ty TNHH chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, theo nghị định mới của chính phủ thì công ty phải có số vốn pháp định tối thiểu là 2 tỷ đồng. Hai thành viên chúgn em cùng đóng góp nhưng thực chất phần lớn tài sản góp cho đủ số vốn 2tỷ này là của em (bao gồm nhà và giấy chứng nhận QSDD. Do đặc thù công việc nên em không đứng tên làm  giám đốc mà do B đứng tên. Sau một thời gian làm ăn có lãi B có ý định đẩy em ra ngoài để được một mình đứng ra kinh doanh. Qua một số lần cãi nhau dẫn đến ức chế và em không làm cùng B nữa nhưng vẫn chưa rút phần tài sản mình góp ra. Vừa qua em có việc muốn rút vốn ra nhưng B không có ý định hợp tác. Em thì không có dấu công ty, nói đúng ra em chẳng có quyền gì ngoài việc trong hồ sơ đăng ký kịnh doanh có ghi tài sản của cá nhân em đứng ra cho công ty mượn góp vốn. Vậy em hỏi em phải làm cách nào để có thể lấy tài sản đó ra một cách hợp lý nhất. bây giờ em gặp B khó lăm, B toàn tránh măt em. Cám ơn các anh chị nhiều.
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 26/05/2010 10:19:58 AM
     
    9668 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52267   25/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Theo như bạn trình bày thì công ty của bạn là công ty TNHH gồm  2 thành viên.

    Theo quy định tại điều 44 luật doanh nghiệp bạn không thể rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty. Bạn chỉ có thể rút lại giá trị tài sản bạn đã góp vào công ty dưới các hình thức sau:

    - Đề nghị công ty mua lại phần vốn góp theo quy định tại điều 43 LDN

    - chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại điều 44 LDN.

    Theo quy định tại điều 43 LDN thì để đề nghị công ty mua lại phần vốn góp thì bạn phảu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 điều 43 hoặc điều kiện khác trong điều lệ công ty.

    "1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    b) Tổ chức lại công ty;

    c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty."

    Theo quy định tại điều 44 LDN thì khi chuyển nhượng phần vốn góp bạn phải dành quyền ưu tiên mua cho thành viên còn lại trong thời hạn 30 ngày.

    “thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

    1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

    2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.”

    Cả hai biện pháp nêu trên bạn chỉ có thể nhận lại giá trị tài sản của phần vốn góp chứ không thể nhận lại chính tài sản bạn đã góp vào công ty.

    Chúc bạn thành công.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52272   25/05/2010

    DINHANVP
    DINHANVP

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Bác nhưng trên thực tế em đã làm việc với B. B nhất quyết không muốn hợp tác vì B không đủ nguồn lực để cung cấp đủ 2 tỷ vốn pháp định. Em định kiện ra toà nhưng không biết đường đi nước bước thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #52280   25/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #4f6128;">mình trao đổi với bạn như sau:
    #c00000;">nguyenbuibahu#c00000;">y#4f6128;"> tư vấn cho bạn là hoàn toàn chính xác. Trường hợp công ty hoặc các thành viên trong ty không mua phần vốn vốn góp của bạn; có trường hợp phần vốn góp của bạn trong công ty có người mua, tuy nhiên người đại diện pháp luật lại chây ỳ không chịu ký xác nhận việc chuyển nhượng trên thì bạn cũng đành chịu.
    Do đó trong các trường hợp mà mâu thuẩn nội bộ giữa các thành viên với nhau thì chỉ có cách khởi kiện tại tòa là biện pháp có tính khả thi nhất.
     bạn có thể liên hệ với tôi để hướng dẫn khởi khiện ra Tòa nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn.
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 26/05/2010 10:22:06 AM Cập nhật bởi hongoctu ngày 25/05/2010 02:08:26 PM Cập nhật bởi hongoctu ngày 25/05/2010 02:03:51 PM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52295   25/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    tôi đồng ý kiện ra tòa là biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có hiệu quả nhất.
    Tuy nhiên, trong trường họp này, bạn có thể sử dụng quyền hạn của thành viên góp vốn (do phần vón góp của bạn cao hơn) để đòi lại quyền và lợi ích của mình. Không Nhất thiết phải ra tòa án.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52345   26/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #c00000;">bạn có thể sử dụng quyền hạn của thành viên góp vốn (do phần vón góp của bạn cao hơn) để đòi lại quyền và lợi ích của mình
    tôi trao đổi với bạn như sau:
    1.Bạn có quyền và lợi ích của mình theo quy định của luật doanh nghiệp 2005
    2.Nhưng thực tế bạn phải xem xét ai là người đại pháp luật, ai là giám đốc, ai là chủ tịch hội đồng thành viên.Ông đại diện theo pháp luật không xác nhận thì thủ tục chuyển nhượng đó sẽ không có giá trị khi nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư nhằm thay đổi thành viên công ty do vậy việc rút khỏi công ty không khả thi.
    Do đó khi có mâu thuẩn giữa các thành viên với nhau nếu các bên không thỏa thuận được với nhau thì tốt nhất ra tòa để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    Trân trọng  
    Cập nhật bởi hongoctu ngày 26/05/2010 08:41:57 AM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52361   26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Theo Tôi.
    Việc sử dụng quyền có hiệu quả là:
    1. Yêu cầu triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 2 điều 41 LDN.
    2. Nếu người chủ tịch hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật không chịu tập hợp hội đồng thành viên thì xử lí theo khoản 3 Điều 50 LDN. Yêu cầu cơ quan đăng kí kinh doanh giám sát cuộc họp hội đồng thành viên do Người yêu cầu tiến hành.
    3. Nếu ông giám đốc, đồng thời là thành viên không tới dựa thì vẫn có thể tiến hành họp và ra quyết định do số vốn góp của người triệu tập cao hơn 75%, nếu không thì triệu tập lần hai với 50% tham gia.
    4. Ra quyết định thay đổi người đại diện. Trong trường họp này phải lập biên bản về việc không tham gia của người đại diện theo pháp luật có chữ kí của đại diện cơ quan đăng kí kinh doanh về việc người đại diện của công ty không có mặc và không kí giấy xác nhận sự thay đổi người đại diện. Vì vậy người đại diện vẫn bị thay đổi.
    5. Thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh về người đại diện.
    Mong các bạn trao đổi thêm.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52363   26/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trao đổi vơi bạn nguyenbuibahuy như sau:
    1. Về việc yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát cuộc họp => chỉ trên luật. Trong thực tế nếu bạn yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanhsẽ được trả lời  sẽ không tham gia vào nội bộ của công ty
    2 các cuộc họp công ty thì cần phải có dấu công ty nếu không có thì hồ sơ sẽ không hợp lệ khi nộp lên cơ quan dăng ký hoạt động kinh doanh mà trong trường hợp này bạn là hoàn toàn không có con dấu này.
    nếu các bên không thỏa thuận được với nhau thì tốt nhất ra tòa để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình
     Trân trọng



    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52365   26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Vâng. Cảm ơn sự trao đổi của bạn. Rất vui khi được trao đổi đến cùng của vấn đề với bạn.
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công.!!!

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |