Rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp QSD đất tại Bình Dương

Chủ đề   RSS   
  • #574167 30/07/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp QSD đất tại Bình Dương

    Vụ án Tranh chấp Quyền sử dụng đất tại Bình Dương - Minh họa

    Vụ án Tranh chấp Quyền sử dụng đất tại Bình Dương - Minh họa

    Ngày 29/6/2021, VKSND cấp cao tại TP. HCM ra Thông báo 41/TB-VC3-V2 rút kinh nghiệm vụ án “Tranh chấp quyền sử dung đất” giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Văn Tám và bị đơn là bà Nguyễn Thị Lừng.

    Nội dung vụ án như sau:

    Cố Huỳnh Văn Lượm và cố Lê Thị Ngự (ông bà nội của ông Huỳnh Văn Tám) có tất cả 05 sổ Bộ (trong đó có 3 số Điền và 2 sổ Thổ). Năm 1941, cố Lượm và cổ Ngự đã phân chia cho 10 người con (theo Tờ tương phân điển - thổ), có xác nhận của Hội đồng kỳ hào (chính quyền làng thời Pháp thuộc), trong đó mỗi người con được một phần đất liền và một phần đất thổ, cụ thể như sau:

    + Cụ Huỳnh Văn Muồi (cha ông Tám) được chia 1.288m2 đất điền thuộc họa đồ sổ điền số 4, sổ địa bộ 398 và 4.880m2 đất thổ thuộc họa đồ sổ thổ số 2, sổ địa bộ số 574, có tử cận: Đông giáp bà Huỳnh Thị Chấp, Tây giáp bà Huỳnh Thị My, Nam giáp ông Nguyễn Văn Đặng và Bắc giáp cố Huỳnh Văn Lượm.

    + Cụ Huỳnh Văn Mận (cha chồng của bà Nguyễn Thị Lùng) được chia 1.553m2 đất điền thuộc họa đồ sổ điền số 4, sổ địa bộ 396 và 411mỏ đất thổ thuộc họa đồ sổ thổ số 3, sổ địa bộ số 601, có tứ cận: Đông giáp plaine (tiếng Pháp có nghĩa là đồng bằng), Tây giáp ông Huỳnh Văn Lung, Nam giáp plaine và Bắc giáp plaine.

    Căn cứ theo “Tờ tương phản điền thổ” lập năm 1941, thì phần đất thổ của cụ Huỳnh Văn Muồi thuộc sổ địa bộ số 574; còn phần đất thổ của cụ Huỳnh Văn Mận thuộc số địa bộ số 601 là 2 số địa bộ hoàn toàn khác nhau, không liên ranh với nhau. Đồng thời, khi chia đất cho các con, riêng đối với thửa đất 14.640m2 đất thổ thuộc họa đồ sổ thổ số 2, sổ địa bộ số 574, có tứ cận: Đông giáp plaine, Tây giáp ông Nguyễn Văn Chơn, Nam giáp ông Nguyễn Văn Đặng (đường hổ, nay là đường Mỹ Phước Tân Vạn) và Bắc giáp cố Huỳnh Văn Lượm thì cố Lượm và cố Ngự căn cứ vào mặt đường phố (nay là đường Mỹ Phước Tân Vạn), dọc theo chiều dọc thửa đất chia đều cho 03 người con là Huỳnh Thị My, Huỳnh Văn Muồi và Huỳnh Thị Chấp, dẫn đến thửa đất của cụ Muồi để lại cho ông Huỳnh Văn Tám có tứ cận: Đông giáp bà Huỳnh Thị Chấp, Tây giáp bà Huỳnh Thị My, Nam giáp ông Nguyễn Văn Đặng (nay là đường Mỹ Phước Tân Vạn) và Bắc giáp cố Huỳnh Văn Lượm.

    Năm 1983, ông Tám kê khai việc sử dụng đất theo Chỉ thị 299 của Thủ tướng Chính phủ là 4,350m2, trong đó đất thổ cư là 1.000m2, gồm thửa 582-583, tờ bản đồ số 04. Tuy nhiên, ông Tám không biết thửa đất mà ông kê khai và thửa đất đang sử dụng không trùng khớp nhau. Trước đây, do không có đường đi xuống ruộng nên ông Tám đã đồng ý cho bà con lối xóm đi ngang qua phần đất của mình để xuống ruộng và khu vực mồ mả dòng họ. Năm 1997, UBND xã mở rộng thành đường đất ĐX 79, con đường này đã tách phần đất của ông Tám ra làm 2 phần. Phần thứ nhất là thửa đất 326, tờ bản đồ số 21-2, có diện tích 2.789m và phần thứ hai là thửa đất số 602, tờ bản đồ số 21-2, có diện tích 1.019,7m, trên thửa đất có 02 ngôi mộ của cha và mẹ ông Tám (cụ Muồi và cụ Chùm), là phần đất hiện đang tranh chấp với bà Lùng.

    Trong quá trình sử dụng toàn bộ khu đất thì trước đây khu vực đất tranh chấp hiện nay là khu đất sỏi nên không thể canh tác họa màu mà chỉ có thể trồng được một số loại cây như cây tre, tầm vông. Thời điểm khoảng năm 1983 thì cha chồng bà Lừng là cụ Huỳnh Văn Mận có trồng cây tấm vong trên đất, ông Tám biết việc này nhưng để giữ hòa khí trong họ tộc nên ông Tám không ngăn cản mà chỉ yêu cầu sau này phải trả lại đất.

    Năm 2000, ông Tám ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Chùm là vợ ông Tám đi kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, bà Chùm không biết việc bà Lừng đã đăng ký thửa đất 998, Ngày 17/4/2002, UBND thị xã Thủ Dầu Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một) cấp cho bà Chùm quyền sử dụng đất, thửa đất số 326, tờ bản đồ số 21-2, có diện tích 4.012m2, nhưng thực tế chỉ còn 2.789m2 đang sử dụng, Do vậy, có thể xác định thửa đất số 602, tờ bản đồ số 21-2, có diện tích 1.019,7m2 là phần đất hiện đang tranh chấp với bà Lừng thuộc thửa đất số 326, vì tổng số điện tích đất thực tế ông Tám đang sử dụng chỉ có 2.789m2, nếu cộng với thửa 602 là 1.019,7m2 là 3.808,7m cộng với phần đất làm đường thì mới phù hợp với diện tích đất đã đăng ký.

    Năm 2009, bà Lừng xây dựng hàng rào bao quanh khu đất, ông Tám khiêu nại. Ngày 26/8/ 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Lừng vì trên phần đất có 02 ngôi mộ của cha và mẹ ông Tám.

    Do phần đất có nguồn gốc là của cố Lượm và cố Ngự để lại cho cha và mẹ ông Tám theo Tờ tượng phân chia điện thổ năm 1941. Hiện trên đất có hai ngôi mộ của cha và mẹ ông Tám. Hiện trạng khu đất hiện nay phù hợp với họa đồ phân chia điển thổ. Ông Huỳnh Văn Tám khởi kiện yêu cầu buộc bà Nguyễn Thị Lừng trả lại quyền sử dụng đất diện tích 1.019.7m2, thuộc một phần thửa đất số 326, tờ bản đồ số 21-2, tọa lạc tại khu phố 3, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

    Bà Nguyễn Thị Lừng không đồng ý yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Văn Tám với lý do gia đình bà không chiếm đất của ông Tám.

    Quá trình giải quyết vụ án: 

    Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tám.

    Bà Lửng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, Tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm theo hướng:

    - Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện

    - Bà Nguyễn Thị Lừng được quyền sử dụng diện tích đất 948m2 đất (đã trừ diện tích đất mồ mả và đường đi vào mồ mả (1.019,7m - 53,9m - 17,8m) thuộc một phần thửa đất 998 (nay là thừa 387), tờ bản đồ 21-2, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và cây trồng gắn liền quyền sử dụng đất.

    - Tách diện tích đất mồ mả 53,9m2 và diện tích đất đường đi vào khu mô mả 17,8m2 ra ngoài diện tích đất 1.019,7m2 thuộc một phần thửa đất 998 (nay là thửa 387), tờ bản đồ 21-2, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

    - Buộc ông Huỳnh Văn Tám (tên khác: Huỳnh Văn Trát hoặc Trác) giao quyền sử dụng đất diện tích 948m (đã trừ diện tích đất mồ mả và đường đi vào mồ mả) thuộc một phần thửa đất 998 (nay là thừa 387), tờ bản đồ 21-2, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và cây trồng gắn liền cho bà Nguyễn Thị Lừng.

    - Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh biến động đất đai (đất mồ mả, đất đường đi vào khu mộ, thay đổi diện tích đất sử dụng đối với thửa đất 998 (nay là thừa 387), tờ bản đồ 21-2, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và cáp lại quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Lừng cho phù hợp với bản án này.

    Quyết định Giám đốc thẩm hủy cả 2 bán án, giao TAND TP. Thủ Dầu Một giải quyết lại.

    Xem chi tiết nội dung rút kinh nghiệm tại file đính kèm.

     
    963 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận