Rút đơn khởi kiện trong quá trình Giám đốc thẩm

Chủ đề   RSS   
  • #69292 18/11/2010

    nguyentheoai

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rút đơn khởi kiện trong quá trình Giám đốc thẩm

    cho em hoi ''nguyen don co duoc rut don khoi kien khi nguyen don da thang trong toa so tham va phuc tham,khi bi don co khang cao xin toa an toi cao xu giam doc tham va toa giam doc tham da co quyet dinh xu lai tu dau khong,mong anh chi giai dap giup em.em xin cam on ''


    Tạm dịch và chỉnh sửa lại: 

    Cho em hỏi:

    Nguyên đơn đã thắng kiện ở cả giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm. Sau đó bị đơn khiếu nại xin Toà án Tối cao xem xét lại bản án theo trình Giám đốc thẩm. Toà Tối cao đã có quyết định xét xử Giám đốc thẩm.

    Vậy nguyên đơn có được quyền rút đơn khởi kiện nữa hay không?

    Mong anh chị giải đáp giúp em.
    Em xin cảm ơn!


    #ff0000;">Lời nhắn: bài viết tiếp theo bạn nhớ gõ chữ có dấu nhé.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 18/11/2010 10:47:13 PM Tạo chữ có dấu, tách bài viết thành chủ đề, chuyển đến chuyên mục phù hợp
     
    11365 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69845   22/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện bất cứ lúc nào. Vì đó là quyền tự định đoạt của họ và là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 5 và được cụ thể hoá tại #0070c0;">Điều 59 của BLTTDS
    #0070c0;">.

    Vấn đề là giải quyết hậu quả của việc nguyên đơn rút đơn trong trường hợp trên như thế nào thôi.

    Theo thông tin bạn nêu thì Toà án Tối cao đã có quyết định xét xử Giám đốc thẩm. Như vậy, vụ án đã bị kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền theo yêu cầu của bị đơn. Trong trường hợp này, họ không có quyền rút kháng nghị, vì căn cứ kháng nghị được quy định tại Điều 283 BLTTDS. Chỉ khi không còn các căn cứ đó nữa thì mới xuất hiện căn cứ rút kháng nghị. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không phải là căn cứ để rút kháng nghị. Hơn nữa, vụ án đã có quyết định đưa ra xét xử giám đốc thẩm nên phải mở phiên toà và mọi vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án phải được quyết định tại phiên toà.

    Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại các điều từ 297 đến 300 BLTTDS. Trong đó, theo quy định tại Điều 300 BLTTDS thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của BLTTDS.

    Tình huống nguyên đơn rút đơn khởi kiện được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS.

    Như vậy, Hội đồng giám đốc thẩm phải căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu #0070c0;">mục 10.1, mục 10 phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP#0070c0;"> để ra quyết định phu hợp.

    Điểm 10.1 mục 10 phần II Nghị quyết 02:

    10. Về điểm c và điểm h khoản 1 Điều 192 của BLTTDS

    10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

    a. Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    b. Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:

    b.1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

    b.2. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;

    b.3. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút.

    c. Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 10.1 mục 10 này, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 Phần III của Nghị quyết này.

    d. Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #73307   14/12/2010

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Ban BachThanhDC ơi,

    Cho thuhau hỏi một vấn đề liên quan nhé.

    Nếu Quyết định giám đốc thẩm hủy án bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đưa về xét xử sơ thẩm lại. Vì bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã có hiệu lực nên nguyên đơn (đã thắng kiện) được thi hành án gần xong thì bây giờ có Quyết định giám đốc thẩm hủy án để xét xử lại. Trong giai đọan xét xử sơ thẩm (lần 2) này nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì sao?
     
    Báo quản trị |