Bất động sản để lại ở VN khi định cư ở Mỹ

Chủ đề   RSS   
  • #54609 22/06/2010

    trinhqbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bất động sản để lại ở VN khi định cư ở Mỹ

    Gia đình tôi có người em chuẩn bị đi định cư ở Mỹ xin cho tôi được hỏi:
    - Bất động sản đứng tên người em của tôi, 2 năm sau,  khi về lại VN, người em của tôi  có quyền ký bán như công dân đang sống ở VN hay không? lúc đó, có thể là hộ khẩu đã bị thu hồi. Như vậy có ảnh hưởng đến việc ký giấy tờ bán không?

    Xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi trinhqbao ngày 22/06/2010 09:21:31 PM sai chính tả
     
    11352 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #54701   24/06/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Về nguyên tắc việc chuyển nhượng bất động sản như vậy không bị ảnh hưởng gì, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ thủ tục công chứng trước khi chuyển nhượng là được. Dĩ nhiên trường hợp đứng tên đối với một số bất động sản đặc biệt có những hạn chế riêng, ví dụ như đất nông nghiệp, lâm nghiệp,... Chúc bạn may mắn! LS Cao Sỹ Nghị VPLS CAO 431 Trường Chinh, P14, Tân Bình, TP.HCM ĐT: 0908.133.564/08-3813.2928 Email: caosynghi@gmail.com

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #55751   02/07/2010

    daniel
    daniel

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi vừa xem Báo SGGP ngày hôm qua có đoạn trả lời về việc Việt nam có cho phép mang 2 quốc tịch không. Câu trả lời là nếu người Việt nam đi xuất cảnh, được nhập quốc tịch mới nhưng nếu muốn vẫn giữ được quốc tịch Việt Nam. Như vậy họ vẫn còn được coi là công dân Việt Nam để nắm giữ sở hữu nhà vá đất tại Việt Nam.

    Xin luật sư cho biết, tôi hiểu có đúng không? Xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #55753   02/07/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Đối với việc nắm giữ tài sản, người Việt Nam ở nước ngoài có thể phải "chịu" những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam khác tùy thuộc vào hình thức, chế độ,... đi và ở lại nước ngoài của họ. Như vậy, nếu họ đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ có các quyền tương ứng theo quy định của pháp luật đối với trường hợp của mình về sở hữu nhà và đất tại Việt Nam. Trân trọng, LS Cao Sỹ Nghị VPLS CAO 431 Trường Chinh, P14, Tân Bình, TP.HCM ĐT: 0908.133.564/08-3813.2928 Email: caosynghi@gmail.com

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #55927   04/07/2010

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


    chào bạn.
      LUẬT Sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai quy định:

    "Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có Thẩm quyền của Việt Nam Cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong Gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có Quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà Khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, Tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là Công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng Quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn Thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một Nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam."

    Điều 2. Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:

    Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "Điều 121. Quyền và Nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với Quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, Tặng cho, để Thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

    c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại

    Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.

    ">Tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

    d) Được Bồi thường khi Nhà nước Thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    đ) Cho thuê, ủy quyền Quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng."

    Điều này có nghĩa nếu bạn còn quốc tịch Việt Nam và được cơ quan có Thẩm quyền của Việt Nam Cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhiều  nhà ở gắng liền với quyền sử dụng đất ở.

    Chào
    LS TRÍ- 0906 344 997. ĐC; 53 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Bình Thạnh.

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #55955   05/07/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào LS Trí, Như bạn đã biết, các đạo luật vẫn đang ở mức quy định chung chung là chính. Trân trọng, LS Cao Sỹ Nghị VPLS CAO 431 Trường Chinh, P14, Tân Bình, TP.HCM ĐT: 0908.133.564/08-3813.2928 Email: caosynghi@gmail.com

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #56020   05/07/2010

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần





    KÍNH CHÀO LS NGHỊ. THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHÚNG TÔI, ĐIỀU LUẬT TRÊN QUY ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI RÕ RÀNG VÀ THỰC TIỄN CHÚNG TÔI ĐÃ LÀM RẤT NHIỀU HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ TRÊN VÀ RẤT THÀNH CÔNG.
    CHÚC LS NGHỊ VẠN SỰ NHƯ Ý.
    TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO.

    ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997
    HÃNG LUẬT ROMA - 53 NGUYỄN CỬU VÂN, P.17, BÌNH THẠNH.
    Web; romalaw.com.vn

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #58029   16/08/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Bài đã được post và trả lời LS Trí

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com