Nghĩa vụ được đảm bảo tối thiểu của các khoản phải trả trong HĐ thế chấp

Chủ đề   RSS   
  • #529068 26/09/2019

    ladawa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Nghĩa vụ được đảm bảo tối thiểu của các khoản phải trả trong HĐ thế chấp

    Kính gửi các anh chị.

    Tôi xin hỏi trường hợp của tôi như sau:

    Ngân hàng A cho công ty B vay 10 tỷ thế chấp bằng nhiều 3 tài sản thế chấp, trong đó có nhà của tôi vì tin tưởng giám đốc công ty B.

    Trong Hợp đồng thế chấp nhà của tôi có ghi:

    "nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ trả các khoản phải trả với số tiền tối thiểu bằng nợ gốc của bên công ty B tại Ngân hàng A tại thời điểm ký hợp đồng này là: 5.5 tỷtối đa bằng tổng các khoản phải trả.

    Các khoản phải trả nêu tại Hợp đồng thế chấp này bao gồm nghĩa vụ trả gốc, lãi quá hạn, lãi trong hạn, tiền phạt, chi phí xử lý tài sản bảo đảm ... mà bên công ty B có nghĩa vụ phải trả cho Ngân Hàng A theo quy định tại các Hợp đồng tín dụng XYZ.

    Các bên thống nhất định giá lTài sản bảo đảm là 8 tỷ. Việc định giá tài sản nói trên chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ"

    Hiện tại công ty B không có khả năng trả nợ, tôi có đề nghị Ngân hàng sẽ trả thay cho công ty B số tiền 6 tỷ để lấy lại sổ Hồng, tuy nhiên ngân hàng không đồng ý yêu cầu công ty phải trả hết nợ, nếu không sẽ xử lý tài sản, vì theo Hợp đồng thế chấp có nội dung số tiền tối thiểu là 5.5 tỷ và tối đa là tất cả khoản vay 10 tỷ và lãi. Kính mong các các luật sư có thể xem giúp tôi Ngân hàng nói vậy có được không vì lúc đầu tôi cứ nghĩ chỉ thế chấp có 5.5 tỷ thôi. Và có cách nào để tôi không bị mất nhà không.

     
    4174 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ladawa vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529118   27/09/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ vào Điều 503 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.”

    Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: “Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.”

    Theo như tình tiết bạn nêu, khi khách hàng B vay 10 tỷ đồng và bạn có đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng với vai trò là bên nhận thế chấp được quyền xử lý tài sản là quyền sử dụng đất khi người thế chấp không có khả năng trả nợ thông qua 2 hình thức là chuyển nhượng trực tiếp hoặc thông qua bán đấu giá. Vì vậy, khi đến hạn mà B không thanh toán được tiền vay của Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015:

    “1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

    3. Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.”

    Như vậy, khi đến hạn trả nợ, khi bên B không thực hiện hết hạn trả nợ giữa A và B mà giao dịch bảo đảm giữa ngân hàng đã đăng ký cho nên ngân hàng sẽ được ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm. Và khi ngân hàng đã đem tài sản là nhà và đất ra để xử lý thì do tài sản là nhà đất này được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nên tất cả cho bên bên B

    Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi đề xuất một phương án như sau, bạn có thể tham khảo. Nhà và đất mà gia đình bạn sử dụng làm tài sản thế chấp, có thể giá trị thực của nó là rất lớn. Do đó, gia đình bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng về việc xử lý mảnh đất đó. Giữa bạn và phía ngân hàng phải cùng thỏa thuận, đưa ra một phương án phù hợp nhất. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của các tổ chức tín dụng khi xử lý tài sản bảo đảm cũng chỉ mong thu hồi được khoản nợ đã cho vay. Nếu bạn có thể Thỏa thuận mảnh đất này với số tiền lớn thì có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng và cũng giảm bớt gánh nặng kinh tế khi mỗi năm phải chi trả một số tiền rất lớn, trong khi kinh tế hiện nay đang vô cùng khó khăn. Chúc bạn may mắn và thành công.

    Cập nhật bởi toanvv ngày 27/09/2019 11:19:42 SA

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.