Số hiệu
|
10/2010/DS-GĐT
|
Tiêu đề
|
Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về việc "Tranh chấp mốc giới quyền sử dụng đất" của ông Nguyễn Văn Cử
|
Ngày ban hành
|
12/03/2010
|
Cấp xét xử
|
Giám đốc thẩm
|
Lĩnh vực
|
Dân sự
|
….
Ngày 12 tháng 3 năm 2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp mốc giới quyền sử dụng đất" giữa các đương sự:
Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Cử, sinh năm 1952; ủy quyền cho bố đẻ là ông Nguyễn Văn Tuyển (sinh năm 1 924) theo văn bản uy quyền ngày 23/01/2006.
Bị đơn: Anh Hồ Mạnh Toàn, sinh năm 1967; ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Huyền theo văn bản ủy quyền ngày 12/7/2006.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Hồ Ngọc Tuệ (sinh năm 1940); ủy quyền cho ông Hồ Ngọc Hải (sinh năm 1948) theo văn bản ủy quyền ngày 10/7/2006.
Tất cả các đương sự đều trú tại: thôn Trương Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tinh Hưng Yên.
NHẬN THẤY:
Tại đơn khởi kiện ngày 16/01/2006 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Cử và đại diện nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tuyển trình bày:
Gia đình ông mua mảnh đất liền kề với nhà anh Hồ Mạnh Toàn trước năm 1961, nhưng đến năm 1961 thì cả gia đình mới chuyển đến làm nhà trên thửa đất này. Khi ông Cử chuyển đến đã thấy gia đình cụ Thức (ông nội anh Toàn) xây công trình phụ lấn sang đất của gia đình ông khoảng 30 cm.(ở khoảng giữa của thửa đất tính theo chiều sâu). Ngay thời điểm đó, ông Tuyển đã gặp gỡ và nói với cụ Thức về diện tích đất mà cụ Thức lấn sang đất nhà ông. Cụ Thức hứa khi nào gia đình ông Tuyển có nhu cầu sử dụng thì sẽ dỡ bỏ công trình để trả lại đất vì việc xây dựng đã xong. Từ đó đến nay, khoảng đất đó, gia đình ông vẫn dùng làm khoảng sân phía sau nhà ở, nên vẫn để nguyên như trước. Tại Bản đồ 299 hoàn thiện năm 1987 và Bản đồ đo đạc năm 1993 để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều xác đính ranh giới đất giữa hai gia đình là đường thẳng, có sự chứng kiến và công nhận của hai gia đình.
Khoảng cuối năm 2005, anh Toàn là cháu nội của cụ Thức đã phá dỡ công trình cũ đi để xây nhà mới, nhưng không trở lại gia đình ông phần đất mà cụ Thức đã lấn sang, trái lại anh Toàn còn xây lấn thêm sang phần đất của gia đình ông. Ông đã yêu cầu anh Toàn trả lại phần đất mà ông nội anh Toàn đã vấn trước kia, nhưng anh Toàn không trả và còn tiếp tục xây dựng. Nay ông Tuyển đại diện cho ông Cử yêu cầu buộc anh Toàn phải tháo dỡ công trình mà anh Toàn đã xây dựng lấn chiếm mốc giới để trả lại phần đất cho gia đình ông.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bí đơn là anh Hồ Mạnh Toàn trình bày: Thửa đất mà anh đang thi công xây nhà có nguồn gốc và của ông nội anh là cụ Hồ Ngọc Thức mua chua ông Nguyễn Hữu Độ từ năm l948, hai bên có lập giấy tờ mua bán có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, cụ Thức đã xây nhà trên phần đất này. Khi cụ Thức mất (trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện chính xác thời gian cụ Thức mất) thì để lại tài sản là nhà, đất nêu trên cho bố anh là ông Hồ Ngọc Tuệ được thừa kế. Nay, vì nhu cầu sinh hoạt, bố anh cho dỡ nhà cũ của ông nội anh xây dựng trước kia để làm nhà mới . Anh xây nhà mới nguyên trạng trên nền móng cũ, không làm sang đất của hộ liền kề. Anh không chấp nhận yêu cần của ông Tuyển đòi phần đất này.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Hồ Ngọc Tuệ có lời khai thống nhất với lời khai của anh Hồ Mạnh Toàn.
Tại Quyết định số03/QĐ-HPT ngày 25/4/2006, Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên quyết định hoãn phiên tòa do bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa không có lý do.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2006/DSST ngày 05/5/2006, Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã quyết định:
- Xác định mốc giới đất ở giữa hai gia đình ông Hồ Ngọc Tuệ và ông Nguyên Văn Cử là một đường thang theo mốc giới đã được xác định tại hai thửa 133 và 134 tờ Bản đồ địa chính số 04 năm 1993, thôn Trương Xá, xã Toàn Thắng.
- Buộc gia đình anh hồ Mạnh Toàn và gia đình ông Hồ Ngọc Tuệ phải tháo dỡ phần công trình đã xây dựng lấn sang thửa đất của gia đình ông Nguyễn Văn Cử là 3,98 m2 đê trả lại đất cho gia đình ông Nguyễn Văn Cử theo mốc giới đã được xác minh.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về phần án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 19/5/2006, anh Hồ Mạnh Toàn có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Anh cho rằng gia đình anh không lấn đất sang phần đất của nhà ông Cử, Tòa án nhân dân huyện Kim Động giải quyết là không đúng thẩm quyền.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số63/2006/DS-PT ngày 19/9/2006, Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên đã quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh Hồ Mạnh Toàn;
- Sửa bản án Dân sự sơ thẩm: bác yêu cầu cha ông Nguyễn Văn Cử khởi kiện anh Hồ Mạnh Toàn cho rằng khi anh Toàn xây dựng nhà mới đã lấn đang đất nhà ông Cử diện tích 3,89m2 (dài 5,85 m, rộng 0,68m) tại thửa 134 tờ bản đồ số 4, Trương Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về phần án phí của các đương sự.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Văn Cử có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số102/2008/KN-DS ngày 08/5/2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số63/2006/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xét xứ phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết định số329/2008/DS-GĐT ngày 24/10/2008, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm số63/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; giữ nguyên quyết định của bản án dân sự sơ thâm số 02/2006/DSST ngày 05/5/2006 của Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Tại Quyết định số682/KN-DS-BTK ngày 01/12/2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị quyết định giám đốc thẩm số329/2008/DS-GĐT ngày 24/10/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm số329/2008/DS-GĐT ngày 24/10/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bản án dân sự phúc thẩm số63/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 02/2006/DSST ngày 05/5/2006 của Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên xét xứ sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
XÉT THẤY :
Hai bên đương sự đều thừa nhận ông nội anh Hồ Mạnh Toàn là cụ Hồ Ngọc Thức mua đất vào năm 1948, sau đó xây nhà và công trình phụ. Gia đình ông Nguyễn Văn Cử mua đất liền kề với đất của cụ Thức vào năm 1954 , năm 1961 mới chuyển đến ở. Khoảng cuối năm 2005, anh Toàn dỡ công trình phụ cũ để xây dựng nhà mới thì phát sinh tranh chấp. Như vậy thực tế các bên đã quản lý nhà đất, có công trình phụ và ranh giới đất ổn định từ năm 1961 đến năm 2005 không phải là một đường thẳng trong một thời gian khá dài (trên 40 năm). Gia đình ông Cử không xuất trình được giấy tờ việc nhận chuyên nhượng phần đất này; gia điình anh Toàn tuy xuất trình được “ Văn tự bán đứt đất” lập ngày 11/5/1948 đất này; gia đình anh Toàn tuy xuất trình được “văn tự bán đút đất" lập ngày 11/5/1948 giữa cụ Thức và cụ Nguyễn Hữu Độ nhưng tài liệu này không thể hiện được hình dạng của thửa đất. Theo bản đồ địa chính 299 hoàn thiện năm 1987 và bản đồ được lập năm 1993, cũng như ý kiến của chính quyền địa phương thì ranh giới hai thửa đất liền kề là một đường thẳng, nhưng những tài liệu để làm căn cứ lập bản đồ thì địa phương không còn lựu giữ nữa. Đối với diện tích đất mà các bên đang sử dụng cũng chưa ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì tại Quyết định 530CV/ĐC ngày 16/12/1995, ủy ban nhân dân tỉnh Hải Hưng đã quyết định để lại chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 216 hộ ven đê, ven đường giao thông, trong đó có hai hộ gia đình ông Cử và anh Toàn. Thực tế, cụ Thức là người đến ở trước và xây dựng nhà, công trình phụ trước khi gia đình ông Cử chuyển đến đây ở. ông Cử khởi kiện yêu cầu đòi đất vì cho rằng cụ Thức trước đây xây dựng công trình phụ đã lấn chiếm đất của ông và đã hứa khi nào gia đình ông cần dùng thì sẽ dỡ bỏ công trình phụ để trả lại đất cho ông, nhưng không xuất trình được chứng cứ để chứng minh. Vì vậy, Tòa án cổ sơ thẩm chỉ căn cứ vào bản đồ địa chính 299 hoàn thiện năm 1987 và bản đô năm 1993 để xác định mốc giới giữa nhà ông Cử và nhà anh Toàn là một đường thẳng là chưa đủ căn cứ vững chắc. Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ lý do tại sao khi làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1992, ông Tuệ (bố anh Toàn) có vẽ sơ đồ thửa đất có phần tiếp giáp với nhà ông Tuyển là một đường thẳng, trong khi hiện trạng không phải là một đường thẳng, mà không có sự giải thích, ghi chú gì, nhưng đã bác yêu cầu của ông Cử khởi kiện anh Toàn cũng là chưa đủ căn cứ vững chắc. Lẽ ra, khi giải quyết, Tòa án các cấp cần tham khảo thêm ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai ở địa phương để làm rõ nội dung trên mới có đủ cơ sở để giải quyết vụ án.
Hội đồng xét xử Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm, xác định mốc giới giữa nhà ông Cử và nhà anh Toàn là một đường thẳng khi không có thêm chứng cứ gì mới là chưa thuyết phục.
Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm xác định công trình trên phần đất tranh chấp xây đơn giản hơn nhà chính, tường 10. Tuy nhiên, theo Biên bản xem xét tại chỗ ngày 15/9/2008 của Tòa an nhân dân huyện Kim Động (theo yêu cầu của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 421 ngày 14/8/2008) thì phần xây dựng trên phần diện tích đất tranh chấp là bức tường thuộc gian cầu thang, một phần của phòng khách và hai phòng ngủ tầng 2, 3, phía trên nóc bức tường này đổ mái bê tông. . . và việc xem xét chỉ bằng mắt thường nên không thể xác định được phần bên trong của kết cấu xây dựng. Do đó, chưa có cơ sở để xác định nếu buộc anh Toàn phải tháo dỡ công trình mới xây trên phần đất tranh chấp thì có ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà của anh Toàn hay không. Vì vậy, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm khi chưa làm rõ nội dung nêu trên là chưa đủ cơ sở vững chắc. Hơn nữa, tại Quyết định kháng nghị số l02/2008/KN-DS ngày 08/5/2008 đối với Bản án dân sự phúc thẩm số63/2006/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Hằng Yên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng đã nhận định cần phải hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại, tạo điều kiện cho anh Toàn cung cấp thêm chứng cứ mới. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định kháng nghị của chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ nhưng lại quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm là không thống nhất.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Quyết định giám đốc thẩm số329/2008/DS-GĐT ngày 24/10~008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Bản án dân sự phúc thẩm số63/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và Bản án dân sự sơ thâm số 02/2006/DSST ngày 05/5/2006 của Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên;
2. Giao hồ sơ vụ án cho.Tòa án nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên xét xứ sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.