Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản (cũng là một loại tài sản).
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu, theo đó quyền sở hữu bao gồm:
- Quyền chiếm hữu: Là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản
- Quyền sử dụng: Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
- Quyền định đoạt: Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2013:
"Điều 4. Sở hữu đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này."
Theo quy định trên thì người dân chỉ có quyền sử dụng đất, còn Nhà nước thì đại diện chủ sở hữu và quản lý.
Căn cứ và mục đích sử dụng đất thì đất được chia làm hai loại:
- Nhóm đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng...
- Nhóm đất phi nông nghiệp: đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh...
Đo đó, có thể thấy, quyền sử dụng đất ở là quyền quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất đó.
Thừa kế quyền sử dụng dụng đất ở là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất, theo đó quyền sử dụng đất ở sẽ được chuyển giao từ người để lại thừa kế sang người nhận thừa kế (Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013).