Quyền lợi về Bảo hiểm cho NLD khi bị tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #503822 02/10/2018

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Quyền lợi về Bảo hiểm cho NLD khi bị tai nạn lao động

    Anh/ Chị cho em hỏi người lao động bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi như thế nào từ cơ quan Bảo hiểm xã hội theo chế độ tai nạn lao động?

    Trả lời:

     Trước khi trả lời câu hỏi cần phải làm rõ những vấn đề sau:

    Người lao động trong trường hợp này bị thương tật bao nhiêu phần trăm và có nằm trong các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 ( Luật BHXH 2014) hay không?

    Cụ thể: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:

    -  Tại nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hoặc  Ngoài nơi làm việc ( ngoài giờ làm việc) khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    -  Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý hay bị Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do gặp phải tai nạn trong các trường hợp kể trên.

    Thứ nhất, Căn cứ vào kết quả giám định suy giảm khả năng lao động  sẽ biết người lao động được trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng (theo quy định tại điều 46, 47 Luật BHXH 2014)

    Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

    Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

    + Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

    + Ngoài mức trợ cấp trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

    -        Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

    + Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

    + Ngoài mức trợ cấp trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

    Riêng trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần ngoài mức trợ cấp được quy định tại Điều 47 còn được hưởng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở ( Theo quy định tại Điều 50 Luật BHXH 2014)

     Thứ hai, được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn nếu người lao động tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể. ( Theo quy định tại Điều 49 Luật BHXH 2014)

    Thứ ba, được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật. Thời gian nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.( Theo quy định tại Điều 52 Luật BHXH 2014)

     

    Cập nhật bởi vyvy2409 ngày 02/10/2018 01:07:53 CH
     
    2002 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504230   09/10/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Hiện nay chế độ tai nạn lao động áp dụng theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Người lao động sẽ được hưởng:

    - Điều 48. Trợ cấp một lần

    - Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

    - Điều 51. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

    - Điều 52. Trợ cấp phục vụ

    - Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

    - Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc

     

     
    Báo quản trị |