Về vấn đề của bạn thì mình có rà soát nhiều văn bản khác nhau nhưng hiện không tìm thấy có quy định cụ thể về việc nhà nước hỗ trợ người dân khi ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, trường hợp của bạn thì mình xin chia sẻ hai nội dung sau:
- Thứ nhất: Các tổ chức tín dụng muốn phá sản phải thông qua nhiều bước khác nhau. Trước tiên thì Tổ chức tín dụng (TCTD) đó cần phải được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Lúc này, các hoạt động của TCTD sẽ được Ban kiểm soát đặc biệt kiểm soát và định hình lại đường lối hoạt động của TCTD. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những cách thức giúp TCTD hoạt động bình thường và đảm bảo các khoản nợ/vay của TCTD (ví dụ như sáp nhập vào TCTD khác).
- Thứ hai: Tài sản thế chấp tại TCTD về bản chất vẫn là tài sản của người vay. Tài sản đó chỉ được đưa ra thực hiện nghĩa vụ bảo đảm khi bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Do đó, dù TCTD có phá sản mà hợp đồng vay chưa đến hạn thanh toán thì cũng không có cơ sở để TCTD lấy đi tài sản bảo đảm. Do đó, tài sản bảo đảm sẽ không lấy đi.
Còn cụ thể khi phá sản như thế nào thì từng TCTD sẽ có phương án phá sản cụ thể. Không ai có thể tiên lượng, dự đoán trước cho bạn nội dung gì sẽ xảy ra trong tương lai, khi mà quy định pháp luật có thể thay đổi từng ngày.