Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Chủ đề   RSS   
  • #486274 03/03/2018

    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

    Sau sự kiện của U23 Việt Nam vừa rồi đã khơi ngợi nên tinh thần dân tộc của cả nước ta, thì nay trên khắp các trang báo ta luôn đọc được các tin tức nói về tấm lòng, đồng ý hiến tạng nếu sau này ta gặp rủi ro, thì vẫn cón có thể cứu giúp được sự sống của những người cần. Tinh thần này như được khơi ngợi thông qua câu chuyện của  bé Hải An 7 tuổi hiến tặng giác mạc của mình trước khi mất vì bệnh U não. Thật đáng thương cho một cô bé xinh như thiên thần, sự ra đi của bé là một điều mất mát vô cùng to lớn với gia đình. Tuy nhiên, dù bé đã ra đi vĩnh viễn nhưng bé như truyền cảm hứng, để chúng ta suy ngẫm lại và cùng giúp nhau vượt qua những căn bệnh khó khăn nếu có thể.

     “ Lúc sinh thời còn tỉnh táo, An thường hay tâm sự với mẹ: "Con muốn sau này làm thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác...".

    Thể theo nguyện vọng của con, chị Dương đã gọi điện tới Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia với mong muốn hiến tặng nội tạng của bé cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng. Đặc biệt: "Tôi muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…".

    Hải An ra đi khi còn quá bé, chỉ duy có thể hiến giác mạc của em cho người ở lại. Di nguyện của em có thể hiến gan, thận và điều tuyệt vời nhất có lẽ là quả tim bé nhỏ của em. Đấy cũng là khát khao cháy bỏng của chị Dương, rằng trái tim của con chị vẫn sẽ đập, vẫn sẽ cháy trong lồng ngực một ai đó. Nhưng Trung tâm Điều phối tạng đã từ chối vì các vấn đề pháp lý.” (Theo kênh 14.vn)

    Theo Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006:

    Theo Điều 5: Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

     “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

    Theo Điều 14: Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống

    1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

    2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

    3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:

    a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;

    b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.

    4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

     Theo Điều 21: Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chế

    1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

    2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;

    b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;

    c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

     

     

     

     

     
    16146 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #497697   24/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Quyền này đã được xem xét trong khoảng thời gian dài và đã được áp dụng ở hầu hết các nước phương Tây. Cá nhân thấy thì quyền này rất công bằng và dân chủ, nó đề cao tính nhân văn và hơn hết là mở ra một con đường sống, một hi vọng cho những cá thể khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #509124   30/11/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác được xem là một quyền cơ bản của mỗi công dân trong xã hội. Đây cũng được xem là một hành động đẹp, mang tính nhân đạo của người cho đối với người nhận hiện, thể hiện tình tương thân tương ai. Tuy nhiên không ít kẻ xấu lợi dụng nó để thực hiện những hành vi trái pháp luật, đặc biệt là nạn mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người.

     
    Báo quản trị |  
  • #517358   29/04/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Quy định về mục đích hiến mô, bộ phận cơ thể người cũng như mục đích của việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều 35 của bộ luật dân sự 2005: “Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại”  đã được loại bỏ khỏi bộ luật dân sự 2015 vì vào ngày 29/11/2009 Việt Nam đã thông qua luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
     
    Báo quản trị |  
  • #517417   30/04/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hiện tạng là khi một người cho phép cơ quan của họ được tặng, một cách hợp pháp, hoặc bằng sự đồng ý khi người cho tặng còn sống hoặc sau khi chết với sự đồng ý của thân nhân bên cạnh. Việc hiến tặng nội tạng có thể dùng để nghiên cứu, hoặc, các cơ quan và mô có thể cấy ghép khỏe mạnh hơn có thể được hiến tặng để cấy ghép cho người khác.
     
    Hiến tạng mô, bộ phận cơ thể là nghĩa cử cao đẹp của con người đối với người khác, đây cũng được xem như là trách nhiệm xã hội. Có rất nhiều người được cứu sống, được khỏe mạnh khi nhận một phần mô, nội tạng của người hiến tặng. Mô, bộ phận cơ thể đó không chết đi mà sống cùng với người được hiến tặng. Đây là một nghĩa cử hết sức nhân văn của con người khi đã chết.
     
    Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều trường hợp mua bán nội tạng, cơ quan, bộ phận người trái phép. Và đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 thì mức phạt tù đối với hành vi mua bán, chiếm đoạt hoặc bộ phận cơ thể người lên đến 20 năm tù hoặc chung thân tùy theo mức độ vi phạm. Bên cạnh đó người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    thaovo34 (30/12/2020)
  • #517499   30/04/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Việc quy định như trên rất rõ ràng khi đề cao tinh thần tự nguyện của người có nhu cầu cũng như phải có sự xác nhận của chính người đó hay người thân thích tùy theo trường hợp. Quan điểm của mình thì đây là một hành động cao cả, dù có chết đi thì bạn vẫn còn giá trị, vẫn có thể cứu sống nhiều người khác. Đây là xu hướng tiến bộ của xã hội và mọi người nên ủng hộ, phát huy.

     
    Báo quản trị |  
  • #519363   29/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Người mẹ có đứa con bị tai nạn giao thông, bác sĩ kết luận là chết não 99% và khuyên nên hiến tặng cơ thể. Mặc dù thương con, không muốn con đang lành lặn mà bị phanh ra nhưng bà đã kìm nén nổi đau, đồng ý hiến tặng cơ thể con mình cho người khác (trái tim, 2 quả thận và gan). Trái tim của con bà đã được hiến tặng cho một bệnh nhân đang bị suy tim giai đoạn cuối và nhờ đó mà bệnh nhân này đã được cứu sống. Và hiện giờ, người mẹ của đứa con hiến trái tim và người nhận trái tim đã quyết định nhận nhau là mẹ con. Đây là câu chuyện có thật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519397   30/05/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Việc hiến mô, bộ phận cơ thể là một nghĩa cử cao đẹp. Điển hình như trong chương trình Người bí ẩn số mới nhất, người mẹ đã đồng ý hiến tim, thận, gan của con trai mình để cứu những người khác. Tuy đau lòng, nhưng người mẹ đã kìm nén nỗi đau để cứu những mảnh đời đang vật lộn với cuộc sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #519398   30/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết là một nghĩa cử cao đẹp, nhằm mang lại sự sống cho người khác. Việc hiến tặng các bộ phận cơ thể là hoàn toàn do ý nguyện của nguời đã mất. Có thể hiểu đây như là một bản di chúc mà "di sản" để lại là các bộ phận cơ thể của nguời mất, người đuợc thừa kế là bất cứ ai phù hợp, cần bộ phận ấy để duy trì sự sống. Tuy nhiên, cần phân biệt việc nhận mô, cơ quan cơ thể theo ý nguyện người đã mất với việc lấy mô, bộ phận trái với ý nguyện người đã mất. Đây được xem như là "Tội xúc phạm xác chết" như trong quy định của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, không ít lần chúng ta nghe nói về những vụ ăn trộm bộ phận cơ thể của người chết để chữa bệnh, làm phép thuật, tà đạo,...Đây là những hành vi không những xúc phạm người chết mà còn gây hại cho mọi người xung quanh. Thiết nghĩ, pháp luật nên có những chế tài xử lý những hành vi man rợ này.
     
    Báo quản trị |  
  • #519431   30/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    QUy định về hiến xác cho y học, để cứu người thì trước đây đã có rồi nhưng hiện nay rất ít người thực hiện việc hiến xác này vì VN mình xưa nay vẫn nghĩ là qua thế giới bên kia vẫn còn lành lặn, nếu hiến xác, bộ phần nào đó thì qua thế giới bên kia không được vẹn toàn thân thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #519451   30/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Hiến mô, bộ phận cơ thể người là quyền và là hành động, nghĩa cử cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, người Việt Nam mình vẫn còn mang nặng về tâm lý "chết được toàn thây" nên còn rất nhiều người không biết và không muốn thực hiện những điều này. Thỉnh thoảng, chúng ta mới có được một ca đồng ý về hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác, dó là những hành động đẹp cần được đề cao. Hy vọng, sau này người dân sẽ có cái nhìn thoáng hơn để thực hiện quyền này, nhằm đem đến sự sống cho những người thực sự cần nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #519454   30/05/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Mặc dù việc hiến mô, bộ phận cơ thể người là nghĩa cử cao đẹp của con người nhưng lại có nhiều người lợi dụng việc đó để trục lợi. Vì thế mà càng ngày càng ít người đủ can đảm để hiến cơ thể mình cho y học bởi họ không biết được rằng những bộ phận cơ thể mình có được dành cho người thực sự xứng đáng hay không hay lại vô tình tăng thêm thu nhập cho kẻ khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #519457   30/05/2019

    Hiến mô, hiến xác, bộ phận cơ thể là một làm hết sức nhân văn và cao cả. Tuy nhiên, có rất nhiều thành phần lợi dụng nghĩa cử cao đẹp này để trục lợi cho bản thân. Điển hình là các vụ mua bán thận, nội tạng không những không thuyên giảm mà còn tăng với những thủ đoạn cực kỳ tinh vi.
     
    Báo quản trị |  
  • #519709   31/05/2019

    Xem một đoạn chương trình Người bí ẩn, gặp người mẹ hiến tạng của con trai chết não. 5 ca ghép tạng: Tim, 2 quả thận, 2 giác mạc cứu sống 05 mạng người.

    Một quyết định khó khăn, đau xót, thật sự rất cao đẹp đến đau lòng. 

    Cập nhật bởi phuongdung003 ngày 31/05/2019 08:07:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #547491   30/05/2020

    Việc đăng kí hiến bộ phận trên cơ thể sau khi mất bây giờ đã không còn xa lạ đối với mọi người. Theo quan điểm cá nhân thì đây là một nghĩa cử đẹp, ý nghĩa. Việc hiến bộ phận trên cơ thể mang ý nghĩa như trao lại sự sống cho những người còn ở lại để họ tiếp tục cố gắng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551129   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Hiến mô, hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp của con người. Ở nước ngoài thì việc hiến mô, hiến tạng diễn ra nhiều. Ở nước ta bây giờ cũng có nhiều người có mong muốn này. Pháp luật đã có quy định về việc đăng ký, tiếp nhận mong muốn hiến mô, hiến tạng của những người có nhu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #551907   15/07/2020

    Cá nhân khi thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo thì nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, hiến xác của mình sau khi chết; có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #571877   31/05/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây: Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #573243   01/07/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (851)
    Số điểm: 7297
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp, khi một người có thể đem lại hy vọng sống và một cuộc đời mới cho một người khác, hiến tạng là tự nguyện nhằm mục đích thương mại, hành vi tự bán nội tạng của mình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Mặc dù vậy nhưng hiện tại chưa thấy đưa ra chế tài rõ ràng cho hành vi này, do đó cơ sở pháp lý để xử lý người tự nguyện bán nội tạng của mình vẫn chưa cụ thểoài

    Ngoài ra, đối với các đối tượng có hành vi môi giới cho người khác bán nội tạng sẽ được xác định ở vai trò đồng phạm, cụ thể là người giúp sức, người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm, xử lý theo quy định tại Điều 154 Bộ Luật Hình sự tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

     
    Báo quản trị |  
  • #575123   31/08/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Hiến mô bộ phận cơ thể người là quyền của mỗi người, tuy nhiên bạn chỉ có quyền hiến không nhằm mục đích mua bán, hay mang tính thương mại. Nếu vi phạm bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể hiến để cứu người, để nghiên cứu,…

     
    Báo quản trị |  
  • #575220   31/08/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Quyền này thực chất cũng nằm trong quyền nhân thân của mỗi người. Họ có quyền định đợt về con người, mạng sống và thể xác của họ. Tất nhiên có người muốn nguyên vẹ để trở về với ông bà tổ tiên, nhưng cũng có người muốn để lại 1 chút hữu ích cho khoa học, cho thế hệ sau này

     

     
    Báo quản trị |