Quyền đòi nợ hiểu thế nào cho đúng

Chủ đề   RSS   
  • #339237 16/08/2014

    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Quyền đòi nợ hiểu thế nào cho đúng

    Mình đang có những vấn đề thắc mắc về QUYỀN ĐÒI NỢ rất mong các luật sư và các thành viên góp ý kiến, trân trọng cảm ơn!

     

    Quyền Đòi nợ hiểu thế nào cho đúng

    Quyền đòi nợ là gì? Việc thế chấp? Chuyển giao quyền đòi nợ được quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam

    Xác định Quyền đòi nợ là gì:

    Quyền đòi nợ chính là một Tài sản, cụ thể là Quyền về tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể: Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

    Điều 181 Bộ luật Dân sự quy định về Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

    Chủ sở hữu quyền tài sản trong đó có quyền đòi nợ có toàn quyền định đoạt tài sản này, cụ thể:

    Điều 322 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có quy định Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Quyền đòi nợ còn xác định là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán giữa các bên. Tại Điều 449 Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc Mua bán quyền tài sản thì Quyền đòi nợ là một quyền tài sản được đem ra để mua bán.  Thực tiễn có những doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

    Quyền đòi nợ là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu.

    Ngoài ra quyền đòi nợ còn được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về Đăng ký giao dịch bảo đảm.

    Thế chấp quyền đòi nợi

    Bộ luật Dân sự, Bộ luật gốc quy định về quyền tài sản và thế chấp quyền tài sản như sau:

    Quyền đòi nợ là một quyền tài sản và chính là một tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

    Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ….thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thế chấp từ Điều 342 đến Điều 357 về thế chấp tài sản thì Quyền đòi nợ là một tài sản nên được quyền thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật này.

    Pháp luật chuyên ngành quy định về giao dịch bảo đảm và quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ như sau:

    Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về Giao dịch bảo đảm có quy định về quyền đòi nợ như sau:

    Điều 22 Thế chấp quyền đòi nợ:

    1. Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
    2. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
    1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;
    2. Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu;
    1. Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau:
    1. Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 điều này;
    2. Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.

    Như vậy, quyền đòi nợ được phép thế chấp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cơ sở pháp lý vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng, rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Rất muốn trong thời gian tới nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung để quy định này được áp dụng rộng rãi hơn.

    Vậy, Quyền đòi nợ có được chuyển giao hay không?

    Theo quy định của pháp luật thì Quyền đòi nợ là một quyền về tài sản, theo đó bên có quyền đòi nợ có thể yêu cầu bên mắc nợ phải trả nợ hoặc có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên mắc nợ phải trả nợ, đây là một quyền yêu cầu hợp pháp.

    Quyền chuyển giao:

    Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc Chuyển giao quyền yêu cầu:

    • Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận.
    • Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao cho người thế quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.
    • Những quyền yêu cầu sau đây không được chuyển giao:

    + Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

    + Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận là không được chuyển giao quyền yêu cầu;

    + Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

    Hình thức chuyển giao:

    Điều 310 Bộ luật Dân sự quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản; trong trường hợp pháp luật có quy định phải lập thành văn bản, phải công chứng, chứng thực, phải xin phép thì tuân thủ theo quy định đó.

    Không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ:

    Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

    Bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện:

    Điều 314 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:

    • Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh được tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
    • Trong trường hợp Bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình nữa.

    Trách nhiệm của người chuyển giao quyền yêu cầu:

    Điều 312 quy định về việc không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu: Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, Quyền đòi nợ là một quyền yêu cầu do đó được phép chuyển giao theo quy định nói trên khi đó bên nhận thế quyền sẽ là bên có quyền đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DOANH GIA

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    53070 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    yuanping (23/03/2020) Tranthungvp (13/04/2017) AOMOI (14/11/2014) danusa (16/08/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451681   13/04/2017

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Cảm ơn luật sư về bài viết hữu ích về quyền đòi nợ.

    Nhờ luật sư nói rõ thêm trong trường hợp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa khi nào và dựa vào căn cứ nào để phát sinh quyền đòi nợ của Bên Bán. Thời điểm hình thành của quyền đòi nợ là khi nào?

    Trân trọng.

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #451892   16/04/2017

    luattueanh
    luattueanh

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 211
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 5 lần


    Mình nghĩ quyền đòi nợ phát sinh kể từ khi hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết có hiệu lực, có thể là ngay tại thời điểm ký kết hoặc tại thời điểm khác mà các bên thỏa thuận với nhau. Khi đó thì 2 bên đã xác nhận quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, bên mua có nghĩa vụ trả tiền còn bên bán có nghĩa vụ giao hàng

     
    Báo quản trị |  
  • #483623   29/01/2018

    Theo mình, quyền đòi nợ phát sinh khi hợp đồng mua bán có hiệu lực, bên bán thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với bên mua và đến hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thì bên bán có quyền đòi nợ!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541636   22/03/2020

    Cảm ơn bài chia sẻ của Luật sư nhờ vậy mà tôi hiểu rõ hơn về quyền đòi nợ tránh được các trường hợp hiểu sai về quyền này trong nhiều trường hợp. Đây là thông tin bổ ích cho những ai chưa hiểu hoặc chưa hiểu rõ về quyền nghe hơi đặc biệt như thế này hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #541643   22/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của Luật sư.

    Tuy hiện nay Bộ luật Dân sự 2005 đã được thay thế bởi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017, tuy nhiên những phân tích mang tính lý luận chung của Luật sư vẫn phù hợp với pháp luật về dân sự hiện hành. Bài viết sẽ rất hữu ích cho những  bạn đang học và tìm hiểu pháp luật về dân sự - thương mại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #547479   30/05/2020

    Cảm ơn bài viết  đã rất hữu ích, bài viết giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về đòi nợ và quyền đòi nợ để tránh được các rủi ro pháp lý gặp phải trong quá trình mà họ đi đòi lại tài sản cho chính bản thân mình một cách thuận lợi và hợp lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551131   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn những thông tin rất hữu ích mà luật sư đã chia sẻ. Qua những thông tin này có thể hiểu rõ hơn quy định về việc đòi nợ như thế nào là đúng, hạn chế tối đa những hậu quả, rủi ro pháp lý có thể mắc phải.

     
    Báo quản trị |  
  • #551924   15/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích. Theo quan điểm của bản thân mình thì quyền đòi nợ phát sinh khi hợp đồng mua bán có hiệu lực. Cụ thể bên bán thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với bên mua và đến hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán, mà bên mua chưa thanh toán thì bên bán có quyền đòi nợ.

     

     
    Báo quản trị |