Quyền đòi nợ

Chủ đề   RSS   
  • #66666 03/11/2010

    ninhki

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền đòi nợ

    Mình đang cần một số thông tin về Quyền đòi nợ như: khái niệm; hình thức; các quy định về việc thế chấp, chuyển nhượng quyền đòi nợ.
    Mọi người giúp mình với nhé (xin trích dẫn cả nguồn tham khảo để tiện cho việc sử dụng).
    Cám ơn mọi người rất nhiều!
     
    10157 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68816   16/11/2010

    tuyenthu13
    tuyenthu13

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào anh
    Theo tôi được biết thì các quyền và khái niệm trên hiện chưa phổ biến và cũng chưa được nghiên cứu định nghĩa cụ thể.
    Còn về quy định pháp luật anh có thể tham khảo thêm Thông Tư Số: 04/2007/TT-BTP về hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, ND 104/2007 về kinh doanh dịch vụ dòi nợ...
    Thân ái

    Huỳnh Tuyên Thư

    Email: Huynhthu158@yahoo.com.vn

    ĐT : 09888 66 445

     
    Báo quản trị |  
  • #596140   28/12/2022

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (279)
    Số điểm: 2022
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 35 lần


    Quyền đòi nợ

    Chào anh, em xin gửi một số thông tin đến anh để tham khảo ạ
     
    Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: 
     
    “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” 
     
    Như vậy về quyền đòi nợ là quyền được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được nên đây là quyền tài sản. 
     
    Một số quy định liên quan đến quyền đòi nợ (chuyển nhượng, thế chấp)
     
    Theo quy định tại Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
    “Điều 450. Mua bán quyền tài sản 
     
    2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.”
     
    Quy định về thế chấp tài sản là quyền đòi nợ được quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
    “1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).” 
    Đồng thời theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản trong đó có quyền đòi nợ nên việc thế chấp quyền đòi nợ cũng được thực hiện như các quy định thông thường tại Tiểu mục 3 Mục 3 Chương XV Bộ luật Dân sự năm 2015 về thế chấp anh nhé. Ngoài ra anh có thể tham khảo thế chấp quyền đòi nợ tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nitrum01 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/12/2022)
  • #596143   29/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Quyền đòi nợ

    Quyền đòi nợ là một tài sản quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có quy định: Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành Điều 163 “Bộ luật dân sự năm 2015”, cụ thể: Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentanviet2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/12/2022)