Quy trình tiến hành giải thể, phá sản doanh nghiệp- Những điều cần biết cho "doanh nhân" trong giai đoạn khó khăn

Chủ đề   RSS   
  • #345803 21/09/2014

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Quy trình tiến hành giải thể, phá sản doanh nghiệp- Những điều cần biết cho "doanh nhân" trong giai đoạn khó khăn

     

    Quy trình tiến hành thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp- Những điều cần biết cho "doanh nhân".

     

    Bước 1: Cơ quan Hành chính Nhà nước Tiếp nhận yêu cầu làm thủ
    tục giải thể
    doanh nghiệp

    Sau khi Cơ quan Nhà nước nhận được đơn yêu cầu giải thể, phá sản doanh nghiệp, Cơ quan NN đó sẽ tiến hành xác nhận đơn yêu cầu. Trong giai đoạn này, bộ phận chuyên môn của Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thể thông báo cho doanh nghiệp có liên quan để trao đổi các nội dung có liên quan;

     


    Bước 2: Lên phương án và thực hiện thủ tục giải thể

    1. Tổ chức Họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông để thông qua Biên bản họp và ra Quyết định về việc giải thể doanh nghiệp.

    Ghi chú: Riêng Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu và Doanh nghiệp tư nhân không phải lập biên bản mà chỉ cần ra Quyết định về việc giải thể.

    2. Gửi quyết định giải thể đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan

    -         Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

    -         Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

    -         Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    §   Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

    §   Nợ thuế và các khoản nợ khác.

    Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về thành viên/cổ đông công ty.

     

    3. Đăng báo về việc giải thể, phá sản doanh nghiệp

    Sau khi có quyết định giải thể, Doanh nghiệp phải tiến hành đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày Trung ương trong 03 số liên tiếp;

     

    4. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp

    -         Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

    -         Tổ thanh lý tài sản sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

     

    5. Thực hiện thủ tục đóng mã số thuế của doanh nghiệp

    -         Doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế tại Cơ quan Chi cục thuế trực tiếp quản lý.

    -         Xin xác nhận của Cục Hải Quan về việc không nợ thuế xuất nhập khẩu.

    -         Sau khi làm xong thủ tục tại Chi cục thuế quản lý thuế trực tiếp, có được xác nhận của Cục Hải Quan về việc không nợ thuế XNK, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đóng Mã số thuế tại Cục thuế.

    -         Kết quả nhận được: Thông báo về việc doanh nghiệp đã đóng Mã số thuế.

     

    6. Thực hiện thủ tục xác nhận đóng tài khoản tại Ngân hàng.

    -         Nếu Doanh nghiệp đã mở tài khoản tại Ngân hàng thì phải làm thủ tục đóng tài khoản. Sau khi đóng tài khoản, làm thủ tục xin xác nhận.

    -         Nếu Doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, phải lập Bản cam kết về việc Doanh nghiệp chưa mở tài khoản.

     

    7. Thực hiện thủ tục huỷ dấu và trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

    Ngay sau khi cơ quan Thuế xác nhận đã hoàn thành thủ tục về Thuế, Doanh nghiệp gửi công văn đến phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (nơi doanh nghiệp làm thủ tục khắc dấu) đề nghị huỷ dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

     

    8. Thực hiện thủ tục trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

     

    9. Nhận thông báo giải thể.

    Kết quả nhận được là Thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh về việc xoá tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh.

     

    P/s (Tái bút):

    Trong nội dung hướng dẫn nêu trên còn nhiều thiết sót trong quá trình va chạm & xử lý thực tế; Rất mong các anh/ em, chị đồng nghiệp trên Dân Luật cùng đóng góp để hoàn thiện hơn trong quá trình phổ biến cho mọi người dân trong toàn quốc biết và tham khảo.

     

     
    7138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận