Quy trình hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm, ghi hình kèm âm thanh

Chủ đề   RSS   
  • #487580 21/03/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Quy trình hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm, ghi hình kèm âm thanh

    Có thể nói bổ sung quy định buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can, lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội là một bước tiến lớn trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Vì vậy, để làm rõ vấn đề này, mình muốn chia sẻ các bạn Quy trình hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm, ghi hình kèm âm thanh:

    Bước 1: Đăng ký để được bố trí phòng chuyên dụng

    Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội (gọi tắt là cán bộ) phải đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

    Mục đích:

    - Bố trí phòng chuyên dụng

    - Hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh.

    Sau đó, cán bộ làm thủ tục trích xuất đối với bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can đang tại ngoại (hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội) theo quy định của pháp luật (không được đưa bị can tại ngoại vào hỏi cung ở cơ sở giam giữ, trừ trường hợp đối chất với bị can đang bị tạm giam).

    Bước 2: Thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh

    Khi được bố trí phòng làm việc, cán bộ đến phòng làm việc, thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, việc thông báo phải ghi vào biên bản sau đó tiến hành làm việc

    Bước 3: Bắt đầu hỏi cung hoặc lấy lời khai

    Cán bộ nhấn nút bắt đầu và phải đọc thời gian bắt đầu, đồng thời ghi rõ trong biên bản.

    Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng.

    Trước khi tạm dừng cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải đọc rõ thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng, khi tiếp tục làm việc cũng phải đọc rõ thời gian tiếp tục, quá trình này được ghi rõ trong biên bản.

    Bước 4: Kết thúc hỏi cung hoặc lấy lời khai

    Kết thúc buổi làm việc, cán bộ nhấn nút kết thúc, thời gian kết thúc ghi rõ trong biên bản.

    Lưu ý:

    - Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.

     Trường hợp đang hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì phải dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

    - Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì cán bộ thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết, nếu họ đồng ý thì tiến hành làm việc, trường hợp họ không đồng ý thì không được hỏi cung, lấy lời khai.

    Trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì cán bộ thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết, nếu họ đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung, lấy lời khai; nếu họ không đồng ý tiếp tục làm việc thì dừng buổi hỏi cung, lấy lời khai.

    Việc này phải ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

    Căn cứ pháp lý: Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP

     
    9701 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    tuyenthantai38 (26/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận