Quy đổi vật phẩm ảo trong game thành tiền mặt có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #589484 10/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy đổi vật phẩm ảo trong game thành tiền mặt có vi phạm pháp luật?

    Quy đổi vật phẩm ảo, tiền ảo trong game thành tiền mặt đã không còn xa lạ đối với những người chơi game. Hành vi này vừa làm ảnh hưởng đến nhà phát hành trò chơi cũng như tạo nhiều hệ lụy cho cá nhân không chơi game vì mục đích giải trí mà đã biến tướng thành một vấn nạn.
     
    quy-doi-vat-pham-game-c-vi-pham-phap-luat
     
    Vì mục đích tư lợi có những vụ trao đổi với số tiền rất cao, khiến trò chơi không đi đúng mục đích ban đầu. Nhiều người hiện nay vẫn còn khá mơ hồ về hành vi này có vi phạm pháp luật hay không?
     
    Vật phẩm ảo, tiền ảo trong game là gì?
     
    Hiện nay có thể dễ dàng bắt gặp nhiều trò chơi với lời mời quảng cáo như chơi game đầu tư, đào tiền ảo, đánh bài online khiến nhiều người lao vào hy vọng có thể quy đổi tiền thưởng từ trò chơi có thể sinh lời ra bên ngoài. Theo đó, pháp luật hiện hành có quy định vật phẩm ảo, tiền ảo tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT như sau:
     
    Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
     
    Theo quy định này thì giá trị của các đơn vị tài sản trong trò chơi điện tử chỉ có giá trị trong phạm vi của trò chơi được doanh nhà phát hành game báo cáo từ khi thành lập. Qua đó, vật phẩm ảo hay tiền ảo không có giá trị thực đổi thành tài sản bên ngoài.
     
    Người chơi có trách nhiệm gì tham gia trò chơi điện tử?
     
    Vấn đề về trách nhiệm của người chơi vẫn thường bị xem thường và lơ là trong công tác vận hành game của nhà phát hành. Bên cạnh đó, người chơi hầu như không hề quan tâm đến các quy định khi chơi game từ đó dẫn đến nhiều hành vi trái quy định mà họ không nghĩ là sai.
     
    Điều này được quy định tại Điều 37 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, trong đó đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người chơi như sau:
     
    Có thể chơi các trò chơi điện tử phổ biến được nhiều người tin dùng từ những nhà phát hành có uy tín cấp phép tại Việt Nam. Người tham gia không được chơi các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật.
     
    Một người tham trò chơi điện tử cũng phải tuân theo các quy định như việc sử dụng internet thông thường, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet được quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
     
    Khi đăng ký phát hành trò chơi điện tử thì doanh nghiệp bắt buộc phải xác định được độ tuổi người dùng mà trò chơi muốn hướng đến. Các độ tuổi theo quy định ban hành hiện nay bao gồm game online dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+); dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+); dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+). Qua đó người chơi phải có nghĩa vụ lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình tránh việc vi phạm trên trách nhiệm sẽ không thuộc về bên phát hành game.
     
    Người tham gia trò chơi không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật. Như vậy, nếu hành vi trao đổi, giao dịch bằng các loại hình thức để quy đổi vật phẩm ảo thành tiền mặt được xem là vi phạm pháp luật thì người chơi phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ tuân theo quy định này.
     
    Ngoài ra, người tham gia trò chơi phải thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ví dụ như việc đăng ký tài khoản phải sử dụng email, icloud hay facebook hoặc một số ứng dụng khác theo nhà phát hành có thể đăng ký tài khoản trò chơi. Việc thực hiện này dễ dàng giúp nhà phát hành quản lý người tham gia hơn.
     
    Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Người tham gia trò chơi điện tử có nghĩa vụ chấp hành các quy định về thời gian hoạt động của game.
     
    Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
     
    Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà người chơi cần phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ khi tham gia trò chơi điện tử. Vi phạm nghĩa vụ có thể sẽ bị nhà phát hành game xử lý đối với tài khoản chơi game cũng như đối mặt với các quy định pháp luật có liên quan.
     
    Người chơi có được quy đổi tiền ảo trong game?
     
    Việc trao đổi vật phẩm, tiền ảo trong game được xem là hành vi làm tăng giá trị của trò chơi, tuy nhiên chỉ hoạt động trong phạm vi của trò chơi quy định. Về việc sử dụng vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong game phải tuân theo các quy định tại Điều 7 Thông tư  24/2014/TT-BTTTT như sau:
     
    Về phía doanh nghiệp phát hành game phải tuân theo quy định về phát hành và quản lý về giá trị trong trò chơi.
     
    Thứ nhất là cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: Chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
     
    Thứ hai là phải có nghĩa vụ quản lý: Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt. Bên cạnh việc phát 
     
    Về phía người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo. Theo đó quy định này chỉ cho phép việc trao người chơi game dịch vật phẩm ảo đổi lấy vật phẩm ảo trong game.
     
    Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
     
    Nghiêm cấm việc mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau. 
     
    Như vậy, qua quy định trên có thể thấy được pháp luật nước ta nghiêm cấm việc quy đổi, mua bán vật phẩm ảo, tiền ảo trong game thành tiền mặt.
     
    Mức phạt hành vi quy đổi vật phẩm ảo, tiền ảo trong game
     
    Trường hợp mà người chơi lợi dụng hình thức chơi game để kiếm lời thì được xem là vi phạm pháp luật. Cụ thể, theo khoản 6 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 85 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối cá nhân có một trong các hành vi sau:
     
    Thứ nhất là quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào.
     
    Thứ hai là khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử không đúng theo nội dung, kịch bản trò chơi điện tử. Dù bằng bất kỳ hình thức nào có mục đích thu lợi bằng giá trị trong trò chơi thì vẫn được xem là vi phạm pháp luật.
     
    Ngoài ra, người chơi còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy đổi tiền ảo trong game thành tiền mặt.
     
    Lưu ý: Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân.
     
    Như vậy, việc hành vi quy đổi tiền ảo, vật phẩm ảo trong game thành tiền mặt dưới bất kỳ hình thức nào cũng được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.
     
    537 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận