Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt

Chủ đề   RSS   
  • #617297 10/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 529 lần
    SMod

    Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt

    Khi mở quán Karaoke và tuyển chọn nhân viên, chủ quán, quản lý quán cần lưu ý các quy định về độ tuổi, sức khoẻ của nhân viên để không vi phạm pháp luật. Cụ thể qua bài viết sau đây.

    Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt

    (1) Độ tuổi được làm nhân viên quán karaoke

    Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

    - Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

    - Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp lao động chưa thành niên theo quy định.

    Trong đó, Điều 143 Bộ luật lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên

    - Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

    - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 Bộ luật lao động 2019.

    - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động 2019.

    Mà theo điểm d khoản 2 Điều Điều 147 Bộ luật lao động 2019 thì công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có bao gồm: Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử.

    Như vậy, nhân viên quán karaoke phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, chủ quán chỉ được thuê nhân viên từ đủ 18 tuổi trở lên làm việc cho quán karaoke của mình.

    (2) Phải tổ chức khám sức khoẻ cho nhân viên quán karaoke

    Theo Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về đối tượng áp dụng có bao gồm người lao động là tiếp viên, nhân viên phục vụ, vũ nữ... (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 này.

    Theo đó, tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về tổ chức khám sức khỏe đối với các cơ sở dịch vụ như sau:

    - Tổ chức cho người lao động đi khám sức khoẻ định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám, theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC.

    Trường hợp người lao động đã khám sức khoẻ định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khoẻ mà người đó chưa khám theo quy định tại phụ lục số 1 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC.

    - Liên hệ và ký hợp đồng với bệnh viện để tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định kỳ.

    - Trả phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh viện theo quy định của pháp luật.

    - Thông báo riêng đến từng người lao động về kết quả khám sức khoẻ của người đó.

    - Căn cứ kết luận về sức khoẻ của người lao động trong sổ khám sức khoẻ, nếu người lao động mắc một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC, thì người sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí cho người lao động đi điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh và có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh của người đó; trường hợp không khỏi bệnh thì phải bố trí công việc khác cho phù hợp, ngoài chỗ làm việc và công việc theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Thông tư này.

    Như vậy, nhân viên quán karaoke phải được khám sức khỏe định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám (4 lần/năm).

    Trong trường hợp nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khỏe mà người đó chưa khám.

    Quán karaoke thuê nhân viên chưa đủ 18 tuổi làm việc bị phạt bao nhiêu?

    Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định lphạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    - Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019;

    - Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức mức phạt sẽ nhân hai.

    Như vậy, chủ quán karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc bị phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng, nếu là tổ chức sẽ bị phạt từ 100 - 150 triệu đồng.

    Quán karaoke không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bị phạt bao nhiêu?

    Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

    Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức mức phạt sẽ nhân hai.

    Như vậy, chủ quán karaoke không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng/nhân viên nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Nếu là tổ chức thì sẽ nhân hai mức phạt trên.

     
    186 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận