Quy định về lương tháng 13 và trợ cấp nhà, xăng xe?

Chủ đề   RSS   
  • #541976 27/03/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 140 lần


    Quy định về lương tháng 13 và trợ cấp nhà, xăng xe?

    Mình có văn bản nào hướng dẫn về việc chi trả lương tháng 13 và các trợ cấp nhà ở, xăng xe cho người lao động không?

     
    939 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541990   27/03/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1394)
    Số điểm: 11657
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    *Về lương tháng 13:

     

    Hiện nay, trong văn bản pháp luật không có thuật ngữ "Lương tháng 13" và cũng không hướng dẫn chi tiết về điều này. Đây thực chất chỉ là "một cách gọi", bản chất của nó là khoản tiền thưởng cho người lao động, một số công ty căn cứ vào lợi nhuận mà thưởng thêm 1 tháng lương cho người lao động.

     

    Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012 về Tiền thưởng

     

    "1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

     

    2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở."

     

    Như vậy, việc chi thưởng như thế nào là do người sử dụng lao động quy định (trong đó bao gồm thưởng cho đối tượng nào, thưởng vào thời gian nào) trên cơ sở căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

     

    Ví dụ công ty không chỉ thưởng thêm 1 tháng lương mà thậm chí 2 - 3 tháng lương pháp luật cũng không cấm miễn là hoàn tất các nghĩa vụ về thuế.

     

    Về Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC). Xin trích dẫn lại quy định về tiền thưởng được sửa đổi như sau:

     

    "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

     

    “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. ...

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

    ...

    2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

     

    a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

     

    b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

    ...

    c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

     

    Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

     

    Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

     

    Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau."

     

    Chị xem quy định chi tiết để chi thưởng đúng quy định thì công ty mới được đưa khoản thưởng này vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

     

    Nếu doanh nghiệp của chị chi tiền thưởng từ lợi nhuận sau thuế thì thì tùy vào quy chế của doanh nghiệp, pháp luật không có quy định ràng buộc.

     

    **Về khoản hỗ trợ nhà ở, xăng xe:

     

    Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bộ sung khác.

     

    Pháp luật không giới hạn các khoản chi Phụ cấp xăng xe, Nhà Ở, cơm trưa, nuôi con nhỏ, điện thoại mà trả theo quy chế của công ty.

     

    Các khoản phụ cấp này được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được đưa vào chi phí của doanh nghiệp. ( Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

     

    Các khoản phụ cấp này không phải đóng BH theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

     

     
    Báo quản trị |