Quy định về đặt tên cho con

Chủ đề   RSS   
  • #352889 28/10/2014

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Quy định về đặt tên cho con

     Theo vnexpress.net, đại biểu Nguyễn Thị Nhung đề nghị Luật hộ tịch quy định nguyên tắc đặt tên và xác định họ cho con phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán.

    Quan điểm này xuất phát từ những cái tên nghe vừa "lạ" lại vừa "độc", hoặc nó dài đằng đẳng, hoặc lai tây, lai tàu, lai đủ thứ; một số khác được cho là "nhạy cảm", "phản cảm", "quá xấu" và "không thuần Việt". Cứ lên gặp  bác google mà hỏi thì không ích kết quả có những cái tên khi đọc lên không ích người "giật mình cái đùng". Ngoài ra, mặc dù chuyện đặt tên cho con là quyền của cha, mẹ; nhưng không ít người cha, mẹ đã khiến cho cán bộ hộ tịch phải "đau đầu", đơn giản chỉ vì cái tên nó độc đến mức cán bộ không biết "xử lý sao cho phải". Hôm trước bản thân tôi cũng đọc được thông tin đâu đó cái tên tương tự như "Nguyễn Hận Đời", "Trần Đại Hận Tình" mà người cha, mẹ nào đó đã đặt cho con vì "cảm xúc" của bản thân trước hoàn cảnh mình gặp phải. Hoặc quá ngưỡng mộ phim Hàn Quốc lại đặt tên cho con theo tên Hàn như "Hồ Kim Dong Jun", hâm mộ cầu thủ đá bóng nên đặt tên cho con là "Đỗ Ronaldo",... Không ít người con sau này lớn lên biết nhận thức lại thấy mặc cảm với cái tên trước mọi người, làm thủ tục xin đổi tên,...

    Nếu đề xuất này được ghi nhận thì sắp tới người Việt Nam ta sẽ toàn tên hay, tên ngắn vừa phải, với lượng dân số như hiện nay thì viễn cảnh "thiếu tên" để đặt là chuyện bình thường nên sẽ có không ích tên trùng nhau, thậm chí trùng "từ đầu chí cuối".

    Vô tình nếu cái tên nào đó đăng ký sở hữu trí tuệ thì việc đặt tên cho con làm sao để không vi phạm bản quyền sẽ vô cùng nhức đầu (vui tí).

    Một số người cho rằng nên quy định nguyên tắc đặt tên, như vị đại biểu đã nêu. Tham khảo qua những ý kiến phản hồi từ bài báo viết thì cư dân mạng đa phần phản đối ý kiến này. Bởi vì cha mẹ "có quyền sinh con" thì "có quyền đặt tên cho con". Việc giới hạn quyền đặt tên bằng "nguyên tắc" là không phù hợp với Hiến pháp. Bên cạnh đó, "tên như thế nào là phù hợp" thì thật khó có câu trả lời. Bởi người ta nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", cùng một cái tên nhưng người khen hay, kẻ chê dỡ; vì vậy, sẽ lại thêm một thủ tục "thẩm định tên" cùng với đó là "nhiều thứ nhiêu khê" đi kèm. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ trong bộ phim nổi tiếng "Tể tướng lưng gù" có một vị quan chuyên "giải thích từ ngữ tào lao" sau này phải "ra đi".

    Xem ra cái "tên gọi" mang nặng danh phận đang đặt ra thách thức lớn cho những người liên quan đến nó. Không biết các bạn nghĩ sao, nhưng với tôi, không ai lại không muốn con mình có một cái tên "coi được, nghe được" trong xã hội. dù nó không hay. Không hay nhưng cũng đừng làm cho con mình sau này nó nhận thức được rồi mặc cảm khi thầy cô, bè bạn, ... gọi cái tên của nó. Lại gây phiền hà khi phải làm thủ tục thay đổi này kia (mà cũng chưa chắc được chấp nhận). Bản thân tôi không thích thủ tục này nọ rườm rà nên không nhất thiết phải quy định cái nguyên tắc ấy vào trong luật. Chỉ cần giúp đỡ người làm cha, làm mẹ thay đổi nhận thức, khi đi đăng ký khai sinh cho con nhận biết cái tên nó quan trọng đối với đứa con sau này mà bỏ qua sở thích cá nhân, thần tượng hóa ai đó, căm ghét ai đó, hoặc đừng lấy quá khứ đau buồn của mình để gán vào sinh linh bé nhỏ vô tội thì mọi việc không khó để định hướng giải quyết. Cán bộ tiếp nhận đăng ký khai sinh cũng hướng dẫn thủ tục sao cho nhanh gọn, tránh việc người dân đi đăng ký mỗi cái giấy khai sinh mà năm lần bảy lượt lên xuống, cha/mẹ nào mất bình tỉnh lại đặt cho con cái tên dài loằng ngoằng như "Hành Trình Đi Đăng Ký Giấy Khai Sinh" để cán bộ viết cho bỏ ghét thì nguy.

    0917 313 339

     
    36858 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    danusa (29/10/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #353031   29/10/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Quyền đặt tên là quyền con người, nên người ta đặt sao thì đặt mà, giờ cấm thì kỳ quá.

    Bây giờ cho dù cha mẹ có đặt tên con khác biệt, thì sau này đứa bị khổ là đứa trẻ chứ không phải họ. Có biết bao trường hợp khi đứa con lớn lên rồi lại thấy cái tên mình xấu lại đi làm thủ tục đổi cho dù tên đó người khác thấy được mà họ không chịu thì họ cũng đổi ah.

    Mà bây giờ ra quyết định cấm thì bao nhiêu cái trường hợp cấm mà liệt kê ra được chứ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    tranphuong2206 (07/11/2014)
  • #353230   30/10/2014

    quanglaw
    quanglaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    danusa viết:

    Quyền đặt tên là quyền con người, nên người ta đặt sao thì đặt mà, giờ cấm thì kỳ quá.

    Bây giờ cho dù cha mẹ có đặt tên con khác biệt, thì sau này đứa bị khổ là đứa trẻ chứ không phải họ. Có biết bao trường hợp khi đứa con lớn lên rồi lại thấy cái tên mình xấu lại đi làm thủ tục đổi cho dù tên đó người khác thấy được mà họ không chịu thì họ cũng đổi ah.

    Mà bây giờ ra quyết định cấm thì bao nhiêu cái trường hợp cấm mà liệt kê ra được chứ?

    Đồng ý với quan điểm của bạn danusa !

    Mọi ý kiến thắc mắc,phản hồi xin gửi về :

    Địa chỉ: Số 26/16 Phan Văn Trường,Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy

    Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn

    Điện thoại: 0985 928 544( Luật sư Tuấn )

    luật sư bào chữa | luật sư tranh tụng | luat su tranh tung |thuê luật sư bào chữa |luật sư tư vấn |luat su tu van |

     
    Báo quản trị |  
  • #353074   29/10/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Đồng ý với quan điểm của bạn danusa, đặt tên cho con là quyền của cha mẹ. Nếu cảm thấy tên "không ổn" thì người con có quyền đổi tên và pháp luật đã quy định, không nên "đẻ" ra thêm những luật gây phiền phức. Còn về phần cha mẹ đặt tên cho con mà có "quái" thì bản thân họ và người con chắc chắn sẽ có những hệ lụy trong tương lai - đây chính là "luật nhân quả".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    tranphuong2206 (07/11/2014)
  • #353183   30/10/2014

    quoclapit1102
    quoclapit1102

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đặt tên cho con là quyền của cha mẹ làm sao mà giờ lại cấm thì kho hiểu luật pháp việt nam quá

    cha mẹ có tên độc đáo hay tên nghe lạ thì cũng là quyền lợi của ng ta, luật pháp sao có quyền can thiệp vào mà kêu đau đầu với không chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #353198   30/10/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ừ thì các bác, các cô cứ sợ lỡ ngày nào đó tòa tuyên án "tên danh nhân" án n năm tù về tội hiếp dâm hay cướp giựt gì đó, đụng chạm đến "danh nhân thiệt".

    Nhưng đây chỉ là hình thức (cái vỏ) chứ người bình thường thừa biết "tên danh nhân" và "danh nhân thiệt" chẳng có bà con, quan hệ gì với nhau.

    Đuổi theo hình thức là đuổi theo hư ảo trong trường hợp này.

    Cái này cũng giống như dự thảo đặt tên doanh nghiệp vừa rồi không cho lấy tên  danh nhân, "tội đồ" của đất nước, và hầm bà lằng đủ thứ gì nữa đó để đặt tên cho doanh nghiệp. Sợ doanh nghiệp bị vỡ nợ, lừa đảo thì bị tru tréo trên báo đòi nợ, bêu tên 

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #353379   30/10/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Có quan điểm nào ủng hộ không nhỉ? Toàn thấy ý kiến phản đối không hà!

    Mình cũng...phản đối.

    Cơ mà quy định nguyên tắc đặt tên cho con cũng có cái hay của nó, bởi:

    - Chỉ quy định nguyên tắc cơ bản, cái này nghe có vẻ khó!

    - Người Việt sẽ toàn tên "đẹp, hay, đúng thuần phong mỹ tục". Đọc tên lên là biết ngay "con rồng cháu tiên".

    - Quy định về số lượng các từ trong tên, ví dụ không quá 4 từ. Tên sẽ ngắn gọn và mọi việc kể cả ghi vào giấy tờ cũng đỡ tốn thời gian, mà "thời gian là tiền bạc".

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #354379   04/11/2014

    toanlihoa
    toanlihoa

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    đặt tên cho con là quyền của người làm cha mẹ vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao để các bậc cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của cái tên cho con mình sau này bước ra đời, cái tên đừng quá phản cảm để mỗi khi mọi người gọi đến tên lại xấu hổ,gại ngùng. tên gọi mang giá trị bản sắc văn hóa cua dân tộc

    các bậc phụ huynh dù muốn tên con mình độc đáo thì cũng nên lưu ý đến nội dung của cái tên nhé, dù gì chúng ta là người việt sống trong bề dày lịch sử của các truyền thống văn hóa đừng để mọi người nhìn nhận về mình không tốt, đó là nhận thức của mỗi người

    một ý nghĩa đẹp và trong sáng của cái tên cũng là cách thể hiện tình yêu thương của cha mẹ với con cái

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanlihoa vì bài viết hữu ích
    Unjustice (05/11/2014)
  • #354588   06/11/2014

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Em thấy ý kiến của bác nghị này cũng hay hay, nếu ý tưởng về quy định đặt tên con này được luật hóa thì "Luật Hộ Tịnh" nên ban hành kèm theo một " danh bạ" những tên mà bố mẹ được đặt rồi cấp cho mỗi xã vào ba cuốn để các bố các mẹ đến làm giấy khai sinh tra danh bạ rồi đặt tên cho con. 

    Dự là cặp bố mẹ nào mà tra hết danh bạ này chắc cũng mất nửa tháng :|

     
    Báo quản trị |  
  • #354662   06/11/2014

    bravolaw123
    bravolaw123

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2014
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 10 lần


    Đặt tên cho con là quyền của cha mẹ hoặc người thân trong nhà để thể hiện tình cảm, suy tư, cảm xúc mình trong  đó, đối với một số dân tộc, đặt tên, gọi tên có ý nghĩa khác nhau. Có nơi họ đặt tên  xấu cho con họ dễ nuôi, đặt  tên con là gạo vì nhà không có gạo để ăn, mong mỏi con sẽ kiếm  đủ $ nuôi bố mẹ. Đây là một yêu cầu quá đáng quá không?

     
    Báo quản trị |  
  • #354971   07/11/2014

    AOMOI
    AOMOI

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2014
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 106
    Được cảm ơn 11 lần


    giờ toàn đặt tên cho con vừa dài vừa hay 

     
    Báo quản trị |  
  • #355007   07/11/2014

    hanh.tn88
    hanh.tn88

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2014
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đặt tên con người ta thường lấy họ theo cả bố và mẹ. Tên hay hay tý là dc

     
    Báo quản trị |  
  • #355029   07/11/2014

    tranphuong2206
    tranphuong2206

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    Không nên cấm.   đặt tên con thế nào là quyền của cha mẹ chứ

    Trước kia các cụ toàn đặt tên con xấu mà, lớn lên ngta lại đổi lại .

    Với cả thời đại này thì bố mẹ toàn có chọn tên hay tên đẹp cho con. Còn những trường hợp đặt tên "độc" "lạ" kia chỉ là cá biệt thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #498454   31/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Đặt tên cho con theo quy định pháp luật mới nhất

    Quyền đối với họ, tên là một trong những quyền nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”.

    Tuy nhiên, việc cha mẹ thỏa thuận đặt tên cho con cái phải tuân thủ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 26. Quyền có họ, tên

    1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có).Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

    2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

    Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

    3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

    4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình

    5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

    Như vậy, từ ngày 01/01/2017 – ngày Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực, khi đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam; đăng ký khai sinh cho trường hợp con chung giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, nếu cha mẹ lựa chọn mang quốc tịch Việt Nam cho con thì họ, chữ đệm, tên của trẻ phải tuân thủ theo các quy định trên. Sở dĩ Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về đặt tên như vậy là nhằm tạo cơ sở pháp luật thống nhất cho việc xây dựng, cập nhật và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Luật Căn cước công dân năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành (gồm các thông tin như: Số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; chứng minh nhân dân; mã số thuế cá nhân; trình độ học vấn…)

    Để có thể đăng ký khai sinh cho con gia đình cần phải chọn tên con phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, tên của con sẽ gắn liền với con suốt cả một đời, gia đình nên đặt tên cho con theo tiếng Việt để dễ đọc, dễ viết, tránh tình trạng đọc sai, viết sai ảnh hưởng đến lợi ích của con sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #498461   31/07/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Cứ đúng quy định mà làm, còn lại theo tùy theo mong muốn của cha mẹ thôi. Theo Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực từ 1/1:

    “1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

    2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng…

    3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

    4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

    5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn:

    “a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;”

     
    Báo quản trị |  
  • #498725   05/08/2018

    Thật ra không cần thiết phải quy định về việc đặt tên con bởi đó là quyền tự do của mỗi người. cha mẹ có quyền đăt tên con sao cho họ thấy hài lòng. Nếu điều hỉnh cả việc đặt tên con thì cơ chế thế nào. Thế nào là tên phải phù hợp với thuần phong mỹ tục hay một cái tên lạ nhưng có ý nghĩa với người đặt thì sao.

     
    Báo quản trị |