Quy định pháp luật về chủ sở hữu doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #522939 08/07/2019

    luatquocminh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Quy định pháp luật về chủ sở hữu doanh nghiệp

    1. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp có thể có nghĩa vụ nợ rất lớn, đặc biệt là khi doanh nghiệp phát triển và huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, các chứng khoán nợ khác hay vay ngân hàng. Nợ vay dưới hình thức phát hành chứng khoán nợ và vay ngân hàng có thể lớn gấp nhiêu lần vốn chủ sở hữu. Nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp cũng có thể phát sinh liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

    Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất và bán thức ăn, đồ uống và vật dụng gia đình có thể có trách nhiệm pháp lý đáng kế với người tiêu dùng sản phẩm của mình khi sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

    Trong những trường hợp trên, chủ sở hữu nên cân nhắc thành lập một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp. Nói cách khác, nếu chủ sở hữu đã góp đủ vốn theo cam kết thì chủ sở hữu không còn bất kỳ trách nhiệm gì đối với các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, với chủ nợ, người tiêu dùng hoặc bất kỳ bên thứ ba nảo khác.

    2. Trách nhiệm của người làm chủ doanh nghiệp

    Đứng từ góc độ giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp với chủ nợ, người tiêu dùng và bên thứ ba, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ưu việt hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Công ty hợp danh mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng thành viên hợp danh cũng có trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ nợ của công ty. Trong khi đó, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ty cổ phần chỉ có trách nhiệm hữu hạn.

    Theo đó, lý do cơ bản khiến số lượng doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam rất hạn chế là vì cá nhân có thể lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn mà vẫn có quyền kiêm soát hoàn toàn đối với công ty. Cũng tương tự như vậy, công ty hợp danh cũng rất hiểm ở Việt Nam, trừ một số loại hình kinh doanh mà bắt buộc phải thành lập dưới hình thức công ty hợp danh trong một số trường hợp.

    3. Số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp

    Số lượng chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố cần cân nhắc. Nhiều người chỉ muốn thành lập và quản lý doanh nghiệp một mình và không muốn có sự tham gia của các chủ sở hữu khác. Khi doanh nghiệp phát triển và cần nhiều thành viên góp vốn, thì việc doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là không thể tránh khỏi. Chủ sở hữu đôi khi cũng muốn tên doanh nghiệp phản ánh tên riêng của mình.

    Quy định pháp luật về chủ sở hữu doanh nghiệp

    Đứng từ khía cạnh này, nếu chỉ muốn quản lý doanh nghiệp một mình hoặc muốn giữ tên doanh nghiệp giống tên mình thì hình thức phù hợp nhất là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có một chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng chủ sở hữu tối thiểu là hai và tối đa là năm mươi. Công ty hợp danh có số lượng chủ sở hữu tối thiểu là hai thành viên hợp danh và không hạn chế về số lượng thành viên tối đa.

    Nếu chọn hình thức công ty cổ phần thì phải có ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Công ty đại chúng và công ty đại chúng quy mô lớn thường có trên một trăm cổ đông, không có giới hạn số cổ đông nên có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ đông. Nếu những người làm chủ doanh nghiệp muốn hạn chế số lượng hoặc giới hạn ở những cá nhân hoặc tổ chức mà họ biết để dễ kiểm soát doanh nghiệp thì hình thức công ty cổ phần, đặc biệt là công ty đại chúng và công ty đại chúng quy mô lớn là không phủ hợp.

    4. Tên doanh nghiệp

    Không có hạn chế theo luật ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào về quan hệ giữa tên doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, việc đặt tên doanh nghiệp theo tên chủ sở hữu doanh nghiệp cho doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thông dụng hơn công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần và công ty đại chúng. Hầu như không có công ty đại chúng nảo có tên doanh nghiệp đặt theo tên cô đông sáng lập hoặc cô đông kiêm soát công ty. Thông thường, trong một doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu thì những người sở hữu muốn tên doanh nghiệp có tính chất đại diện hoặc biểu trưng cho ngành nghệ, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hơn là thê hiện tên của một hoặc một số thành viên hoặc cô đông.

     

    Cập nhật bởi luatquocminh ngày 08/07/2019 06:56:46 CH
     
    12407 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn luatquocminh vì bài viết hữu ích
    ktnn1b (04/03/2020) enychi (09/07/2019) ThanhLongLS (09/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận