Quy định hòa giải tranh chấp đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #596037 28/12/2022

    Quy định hòa giải tranh chấp đất đai

    Hiện nay, các tranh chấp liên quan đến đất đai diễn ra rất phổ biến. Khi xảy ra quan hệ tranh chấp liên quan đến đất đai, các bên thường được khuyến khích tự hoà giải hoặc hoà giải cơ sở tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Sau đó, nếu việc hoà giải không thành các bên có thể khởi kiện ra Toà án để giải quyết. Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận.

    Về vấn đề này, quy định 02 trường hợp khác nhau theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Cụ thể như sau:

    Trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Trường hợp tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

    Như vậy, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì thủ tục hoà giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc để đủ điều kiện khởi kiện tại Toà án. Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến QSDĐ thì khuyến khích hoà giải tại UBND cấp xã chứ không bắt buộc. Ngoài ra, Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 khuyến khích sự tham gia của những người có uy tín trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư. Luật nhấn mạnh, hiệu quả giải quyết tranh chấp không chỉ tập trung vào vai trò của cá nhân mà còn đặt cá nhân bên cạnh mối quan hệ truyền thống – cộng đồng dân cư dưới tác động của phong tục tập quán, hương ước và lệ ước địa phương.

     
    698 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596618   31/12/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 3794
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Quy định hòa giải tranh chấp đất đai

    Cảm ơn chia sẻ từ bạn. Hoà giải tranh chấp đất đai là một trong những thủ tục đã không còn xa lạ. Về nguyên tắc khi phát sinh tranh chấp đất đai, các bên phải tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai, nếu như hoà giải tranh chấp đất đai không thành thì mới tiến hành bước tố tụng tại Toà án. Tuy nhiên, cũng như thông tin bạn cung cấp việc hoà giải chỉ bắt buộc đối với một số trường hợp, còn một số trường hợp không cần thiết thông qua hoà giải mà có thể tới bước tố tụng. Thông thường, việc hoà giải tranh chấp đất đai chỉ mang tính hình thức, xét về tỷ lệ hoà giải thành và không phát sinh tranh chấp nữa là rất ít.

     
    Báo quản trị |  
  • #597723   29/01/2023

    anuyan0862
    anuyan0862
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:05/12/2022
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 2760
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


    Quy định hòa giải tranh chấp đất đai

    Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và đa số được giải quyết bằng con đường Tòa án. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đất đai là công tác hòa giải. Việc hệ thống lại các quy địunh về hòa giải tranh chấp đất đai rất hữu ích cho những người có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #598032   30/01/2023

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (433)
    Số điểm: 3290
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định hòa giải tranh chấp đất đai

    Bài viết của bạn rất hay và hữu ích. Qua đó người đọc có thể biết được quy định về hòa giải khi có tranh chấp đất đai và có thể ứng dụng vào cuộc sống. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp khi người dân đã hòa giả tại Ủy ban nhân dân xã nhưng không thành dẫn đến đưa nhau ra Tòa án

     
    Báo quản trị |