Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

Chủ đề   RSS   
  • #504164 08/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77122
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 176 lần


    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Chứng cứ là yếu tố quan trọng, giữ vai trò mấu chốt trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Việc tìm hiểu quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào thực tiễn đấu tranh tội phạm.

    1. Quy định chứng cứ

    Theo Điều 86 Bộ luật tốt tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    So với quy định trước đây, khái niệm trong BLTTHS 2015 đã mở rộng chủ thể sử dụng chứng cứ khi không quy định chỉ giới hạn “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án" mới có quyền này. Điều này đảm bảo quyền tham gia của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác vào quá trình giải quyết vụ án. Cụ thể là việc tham gia sử dụng chứng cứ, và cả việc kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ.

    Dựa trên khái niệm này, chứng cứ có các đặc điếm sau: Chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan; Chứng cứ có tính hợp pháp; Chứng cứ phải liên quan đến vụ án. Như vậy, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sẽ không được xem là chứng cứ.

    2. Nguồn chứng cứ

    Hiện nay chưa có khái niệm như thế nào là nguồn chứng cứ, khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, chỉ mới liệt kê các nguồn chứng cứ sau đây: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

    Vật chứng: rất đa dạng, có thể là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, thậm chí là tiền,…có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Nhìn chung, vật chứng trước tiên phải tồn tại ở dạng vật chất, phải liên quan chặt chẽ và phản ánh được những sự kiện khách quan của vụ án hình sự. Trong các nguồn chứng cứ, có thể nói vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất.

    Lời khai, lời trình bày: theo quy định lời khai được dùng làm chứng cứ rất đa dạng, nhưng quan trọng nhất vẫn là lời khai của bị cáo, bị hại (nếu có), người làm chứng,… So với vật chứng, lời khai mang tính chủ quan và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, trong nhiều vụ án, việc chỉ đánh giá lời khai mà đưa ra quyết định có hay không hành vi tội phạm, đôi khi sẽ mang tính chủ quan và rất dễ dẫn đến oan sai. Lời khai ban đầu do cơ quan điều tra thông qua các biện pháp nghiệp vụ mà có được, sau đó trong quá trình xét xử Toà án tiếp tục kiểm tra tính hợp pháp của nguồn chứng cứ này.

    Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Nhìn chung, loại chứng cứ này thường chỉ xuất hiện trong các vụ án liên quan đến công nghệ thông tin, việc thu thập loại chứng cứ cũng đòi hỏi nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành.

    Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.

    Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.

    Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ.

    Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác: Do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.

    Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án: Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015 thì được coi là vật chứng.

    So với BLTTHS 2003, quy định mới đã bổ sung thêm 03 chứng cứ gồm: Kết luận giám định; Kết luận định giá tài sản; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác. Điều này là cần thiết trong bối cảnh tội phạm phát triển ngày càng tinh vi, phức tạp và đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

    Tuy nhiên, những gì “có thật” được liệt kê như trên nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lýkhông được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

    Qua việc tìm hiểu quy định, có thể thấy, chứng cứ có một vai trò quan trọng, thông qua đó cơ quan tư pháp tìm ra sự thật của vụ án, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.

    Tiêu chí

    Chứng cứ

    Nguồn chứng cứ

    Cơ sở pháp lý

    Điều 86 BLTTHS 2015

    Điều 87 BLTTHS 2015

    Khái niệm

    Là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án

    Là nguồn cung cấp những vật, tài liệu quan trọng, từ đó rút ra các chứng cứ khi giải quyết vụ án

    Bảo đảm tính khách quan; tính hợp pháp; tính liên quan

    Đầy đủ

    Không đầy đủ

    Nguồn

    Chứng cứ bắt buộc phải được rút ra từ một trong những nguồn chứng cứ

    Nguồn được thu nhập, cung cấp theo trình tự pháp luật quy định

    Giá trị pháp lý

    Sử dụng vào việc chứng minh tội phạm

    Chưa thể sử dụng vào việc chứng minh

    Phạm vi

    Hẹp hơn

    Rộng hơn

    Tóm lại, điểm khác biệt cơ bản là chứng cứ được sử dụng để làm căn cứ giải quyết vụ án, còn nguồn chứng cứ chỉ là nơi chứa đựng chứng cứ, chứ không không phải là chứng cứ.

     

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    58291 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    thuyduyen0616@gmail.com (26/06/2020) daominhtuan2104 (05/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504180   08/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Chứng cứ

    Trong một số trường hợp mặc dù chứng cứ đảm bảo tính khách quan, liên quan đến vụ án. Tuy nhiên trong quá trình thu thập những người có thẩm quyền không tuân thủ theo trình tự luật định, vậy nên chứng cứ không bảo đảm tính hợp pháp, không có giá trị chứng minh. Như vậy quả thật quá bất lợi cho đương sự nếu đó là chứng cứ quan trọng để chứng minh tình tiết vụ án.
     
    Báo quản trị |  
  • #546106   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Một trong những vấn đề khá quan trọng về chứng cứ là nguồn chứng cứ. Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì. Do đó, nguồn chứng cứ được hiểu là nới rút ra các chứng cứ. Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự bao gồm người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. Như vậy, nguồn chứng cứ có 2 loại chủ yếu là người, vật và tài liệu. Nguồn chứng cứ được quy định tại điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
     
    Báo quản trị |  
  • #577768   04/12/2021

    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Chứng cứ thường được rút ra từ các nguồn chứng cứ,  sẽ có đầy đủ giá trị pháp lý và được sử dụng trong quá trình tố tụng. Nguồn chứng cứ là nơi, mà từ đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rút ra các thông tin gọi là chứng cứ để chứng minh tội phạm và làm rõ vụ án hình sự. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buivy081 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)
  • #578640   28/12/2021

    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục và được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Vì chứng cứ rất quan trọng trong việc đưa đến kết luận cuối cùng của vụ án nên việc công nhận chứng cứ cũng cần phải xem xét một cách kĩ càng

     
    Báo quản trị |  
  • #579596   24/01/2022

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Một trong những vấn đề khá quan trọng về chứng cứ là nguồn chứng cứ. Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì.
    Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập nguồn chứng cứ, từ đó rút ra chứng cứ. Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng nằm trong nguồn chứng cứ nhất định, nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào thì đó nhất thiết trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #583581   30/04/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Nguồn chứng cứ là nơi, mà từ đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rút ra các thông tin gọi là chứng cứ để chứng minh tội phạm và làm rõ vụ án hình sự. Bộ luật quy định các nguồn chứng cứ là: vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; các tài liệu, đồ vật khác. Việc xác định được chính xác được chứng cứ và nguồn chứng cứ sẽ là nhân tố quyết định để tòa án đưa ra phán quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên trong tố tụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #584555   29/05/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 3651
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Thông tin bài tổng hợp phân tích của bạn rất hữu ích. Chứng cứ và nguồn chứng cứ là hai khái niệm thường xuyên được nhắc tới trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Cảm ơn bài viết của ban.

     
    Báo quản trị |  
  • #585886   26/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về chứng cứ và nguồn chứng cứ. Đọc bài viết, mình đã có những góc nhìn sâu hơn về các quy định của pháp luật về chứng cứ và nguồn chứng cứ. Bài viết của bạn thật sự rất hữu ích, hi vọng nhận được nhiều bài viết hơn từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #585897   26/06/2022

    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Nguồn chứng cứ được thu thập từ nhiều nơi, từ văn bản nói như lời khai cho đến các vật chứng có tại hiện trường từ việc thu thập mới có chứng cứ nhằm kết tội người vi phạm. Thu thập chứng cứ và xác nhận chứng cứ là việc quan trọng trong việc kết tội một người nào đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #588648   29/07/2022

    Quy định chứng cứ và nguồn chứng cứ

    Cảm ơn những thông tin bài viết của bạn. Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa cụ thể hóa về thời gian buộc phải giao chứng cứ mà người bào chữa thu thập được cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đồng thời, thiếu quy định “nếu không kịp thời gian nộp” lời trình bày, tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật thu thập được tương thích với các giai đoạn tiến hành tố tụng thì không được sử dụng làm chứng cứ. Bên cạnh đó, quy định tại khoản 2 Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự chưa xác định vấn đề giao nộp chứng cứ của người bào chữa là nghĩa vụ hay là quyền. Nếu là quyền thì người bào chữa giao nộp chứng cứ vào thời điểm nào là tùy họ, miễn sao có lợi cho thân chủ và bản thân người bào chữa hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Chính vấn đề này đã dẫn đến trong thực tiễn, nhiều đồ vật, tài liệu, lời trình bày được người bào chữa trình trước Hội đồng xét xử nhưng không được xác định là đó chứng cứ.

    Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa cụ thể hóa về trình tự, thủ tục, hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa. Do đó, đã gây khó khăn cho hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa và quá trình kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ do người bào chữa cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đây có thể nói là một khoảng trống có thể dẫn đến sự chưa minh bạch, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, khi mà hai chức năng buộc tội và bào chữa thường có sự xung đột lẫn nhau.

     

     

     
    Báo quản trị |