Quản tài viên – Một ngã rẽ cho ngành Luật

Chủ đề   RSS   
  • #409569 14/12/2015

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 110 lần


    Quản tài viên – Một ngã rẽ cho ngành Luật

    Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Luật Phá sản 2014 và nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về chức danh quản tài viên.

    Trong quá trình giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, quản tài viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước đây, luật Phá sản không được áp dụng rộng rãi. Nhưng với luật Phá sản 2014, với khả năng giải quyết triệt để các vấn đề của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình phá sản.

    Luật Phá sản 2014 đã mở ra một cơ hội vô cùng lớn đồi với chức danh quản tài viên. Quản tài viên thực hiện quyền quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

    -  Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

    -  Bảo quản tài sản, ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản, tẩu tán tài sản, tối đa hóa giá trị của tài sản khi bán, thanh lý;

    -  Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    -  Đề xuất việc bán tài sản, bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để đảm bảo chi phí phá sản;

    -  Tổ chức định giá và thanh lý tài sản.

    Quản tài viên đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

    Quản tài viên đảm bảo sự công bằng trong việc thanh lý tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

    Chi phí cho quản tài viên bao gồm thù lao và các khoản chi phí khác. Thù lao được tính dựa trên thời gian, công sức của quản tài viên sử dụng để thực hiện công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

    Mức thù lao được xác định cụ thể trong từng trường hợp:

    -  Đối với trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản thì thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và quản tài viên toat thuận trên cơ sở dựa váo một hoặc các phương thức:

    + Giờ làm việc của quản tài viên;

    + Mức thù lao trọn gói;

    + Tính theo tỷ lệ phần trăm tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

    -  Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì mức thù lao được tính theo phần trăm tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý.

    -  Nếu tài sản trên 100 triệu đồng thì mức thù lao được tính theo mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (cao nhất là 36 tháng) cộng với phần trăm giá trị tài sản thu được sau thanh lý.

     

    Để hành nghề quản tài viên cần có chứng chỉ hành nghề quản nghề quản tài viên. Người có các điều kiện sau có thể được cấp chứng chỉ hành ngề quản tài viên:

    - Luật sư;

    - Kiểm toán viên;

    - Có tình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

    Người muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phải lập hồ sơ gửi đến Bộ Tư pháp để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên.

     
    3997 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận