Phương pháp học Luật hiệu quả

Chủ đề   RSS   
  • #313503 12/03/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Phương pháp học Luật hiệu quả

    Ngành Luật là một ngành cao quý trong xã hội, đặc biệt là trong thời buổi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết những sinh viên Luật đang rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để tranh bị cho mình kiến thức luật thật vững chắc để tự tin bước vào đời.

    Trên thực tế khi tiếp xúc với nhiều sinh viên, cô Nguyễn Thanh Minh- giảng viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều sinh viên đến năm 3 rồi mà còn lúng túng, không biết học như nào? Học thuộc bài ư? Không thể thuộc nổi vì Luật, Nghị định thay đổi liên tục, nhiều khi chưa học xong hết 1 học phần đã bắt đầu thấy có văn bản mới.
     
    Trên cơ sở đó, Minh Luật có trao đổi và được Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Thanh Minh cho biết phương pháp học Luật của cô như sau:
     
    Trước hết, cần nắm được những khái niệm cơ bản của từng môn học. Ví như môn Lý luận nhà nước cần phải nắm được những khái niệm cơ bản như qui phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật… Hoặc như môn Luật Hiến pháp cần biết Hiến pháp là gì, ngành luật Hiến pháp, khoa học Luật Hiến pháp… Khi đi chấm thi tốt nghiệp, cô Minh cho biết nhiều khi cả tổ “cười ra nước mắt” vì sinh viên ghi “ Hiến pháp thành Hiếp pháp”, “ Viện kiểm sát thành Viện kiểm soát”.
     
    Song song với việc nắm được khái niệm cơ bản thì các bạn sinh viên nên tóm tắt lại nội dung của toàn bộ môn học để biết được chương trình môn đó gồm những bài nào? Việc nắm bắt được số luợng bài và số mục trong bài rất quan trọng. Khi khi nắm được số lượng bài và số mục trong bài, chúng ta sẽ nhớ được môn học đó gồm những nội dung gì, khi cần tìm thì tìm ở đâu và đương nhiên nhớ tên bài và tên mục trong bài trước sẽ dễ hơn là học ngay từng bài một.
     
    Ví dụ: đối với môn Hiến pháp, chúng ta có thể nhớ ngay được môn này gồm 2 học phần:
     
    + Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp và;
     
    + Bộ máy nhà nước.
     
    Trong từng học phần, chúng ta lại xem xem có bao nhiêu bài. Mỗi bài có những mục gì để thấy được tổng thể của môn học rồi mới bắt đầu học. Như vậy, chúng ta học từ khái quát đến cụ thể. Học cụ thể bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp….
     
    Để nhớ được những nội dung môn học cô Minh chủ yếu vẽ sơ đồ nhánh. Những nhánh cơ bản chính là tên bài học, nhánh thứ 2 là tên bài học, nhánh thứ 3 là tên các mục trong bài và cứ tiếp tục triển khai nhánh ra tiếp.
     
    Thứ hai, khi học từng môn Luật, sinh viên cần tìm ra nội dung chính của môn đó là gì. Đối với Luật Hiến pháp, sinh viên không thể quên được hai vấn đề là : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Quyền lực Nhà nước. Và khi nắm được mấu chốt của vấn đề rồi thì chúng ta sẽ xác định được học cái gì để hiểu. Ví dụ: đối với vấn đề quyền lực nhà nước, chúng ta cần biết vị trí pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cách thức thành lập của các cơ quan…để biết quyền lực nhà nước được xác định như thế nào?
     
    Nói tóm lại, khi nắm được tinh thần của môn đó chúng ta sẽ đưa ra được chiến lược học phù hợp. Đối với các môn có bài tập như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại… sau khi nắm được lý thuyết, các bạn nên mở phần bản án đã xử rồi để xem. Ví dụ: Khi học đến ly hôn, các bạn hãy mở vài bản án ly hôn ra xem và giải thử xem quan điểm của mình và các thẩm phán như nào, có trùng hợp không. Nếu không giải được, mình phải xem lại xem mình hổng lý thuyết phần nào để ôn lại.
     
    (Theo http://tuyensinh.khaigiang.vn/)
    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 12/03/2014 11:02:13 SA
     
    157835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #379833   19/04/2015

    Ngoài những điều mà bạn đã nêu ra mình xin bổ sung thêm một cách học hay mà thầy dạy thương mại chia sẻ. Chúng ta nên xem thời sự, đọc báo như vậy sẽ nắm bắt được tinh thần của luật, biết được những gì bất cập trong luật hiện hành, biết được hướng sửa đổi bổ sung luật mà các nhà làm luật đang hướng đến, quan trọng hơn nữa là sinh viên có thể làm chủ kiến thức của mình không lệ thuộc vào kiến thức mà giáo viên "ban cho".

     
    Báo quản trị |  
  • #379847   19/04/2015

    lanruby
    lanruby

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2015
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Ôi mới đọc bao nhiêu đó mà đã cảm thấy buồn ngủ rồi, May mà không theo ngành luật chứ không bây giờ khổ rồi, hichic

     
    Báo quản trị |  
  • #379849   19/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Đảng là trên hết tất cả...Chuyên khg bằng Hồng....đừng ba qua khoát lát...Tôi 40 năm đời ta có đảng tôi rành hơn quá rồi ...

    Luật ban hành xong ...phải có Văn bản hướng dẫn dưới luật để thi hành....dù ai có học luật thuộc lòng như cháo ...thì gặp việc cũng chẳng làm gì được...

    Tôi xin hỏi bạn ? Tòa án đã đưa vụ án  xét xử ....đùng 1 cái hoãn phiên xét xử để chờ cho ĐỐi Chất  vậy TA dựa vào Điều Luật nào ?

    Xin nói thêm là Luật VN chỉ dành cho người Giàu có ....người nghèo tiền mua gạo khg có ....tiền đâu để Nộp Án Phí....?Khi cần đến TA thì tiền trao ,múc cháo ....khg tiền trúc Cháo vô...

    Nộp án phí xong rồi ,nộp biên nhận ....thì TA mới ra Thông Báo thụ lý vụ án....

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 19/04/2015 12:23:29 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    congtymochoa (03/08/2015) XMC (06/03/2018) ngoduylong (27/04/2015) shochu (03/03/2018)
  • #486213   03/03/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    nguoitruongphu viết:

    Đảng là trên hết tất cả...Chuyên khg bằng Hồng....đừng ba qua khoát lát...Tôi 40 năm đời ta có đảng tôi rành hơn quá rồi ...

    Luật ban hành xong ...phải có Văn bản hướng dẫn dưới luật để thi hành....dù ai có học luật thuộc lòng như cháo ...thì gặp việc cũng chẳng làm gì được...

    Tôi xin hỏi bạn ? Tòa án đã đưa vụ án  xét xử ....đùng 1 cái hoãn phiên xét xử để chờ cho ĐỐi Chất  vậy TA dựa vào Điều Luật nào ?

    Xin nói thêm là Luật VN chỉ dành cho người Giàu có ....người nghèo tiền mua gạo khg có ....tiền đâu để Nộp Án Phí....?Khi cần đến TA thì tiền trao ,múc cháo ....khg tiền trúc Cháo vô...

    Nộp án phí xong rồi ,nộp biên nhận ....thì TA mới ra Thông Báo thụ lý vụ án....

    Bác lại cứ nói toẹt sự thật nó ra thế :))

     
    Báo quản trị |  
  • #380396   22/04/2015

    munxinh
    munxinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thực ra thì học luật lúc đi thi ít môn không cho mang luật vào lắm, nên k cần phải học thuộc mà, chỉ nhớ những điều hay động tới thôi. quan trọng là phải hiểu luật viết như thế có nghĩa j và áp dụng như thế nào chứ học thuộc k thì ai chả học được, đẻ ra trường đại học làm j

     
    Báo quản trị |  
  • #382565   10/05/2015

    bepteddy
    bepteddy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2015
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo tớ để học Luật tốt và hiệu quả thì tiên quyết đầu tiên phải là chăm chỉ , cái thứ 2 là có kế hoạch học . Và chỉ nên học ý thôi và phải hiểu được những ý này

     
    Báo quản trị |  
  • #416965   28/02/2016

    landev
    landev

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2016
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Thấy những phương pháp bạn chia sẽ rất có ích, theo mình ngoài ra chúng ta cần siêng năng cố gắng tìm tòi sẽ thành công

     
    Báo quản trị |  
  • #416992   28/02/2016

    những phương pháp bạn chia sẽ rất có ích,

     
    Báo quản trị |  
  • #430673   13/07/2016

    tuoitre2407
    tuoitre2407

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo mình thực tế và trải nghiệm sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh và lâu hơn. Tất nhiên vẫn là nắm vững tinh thần của bộ môn trước đã. Mình hay lên các bài báo tham khảo một số điều luật hay, và trang web của mình cũng tự hay đăng bài về luật thấy nhớ lâu. Chưa kể có tương tác tranh luận từ mọi người

     
    Báo quản trị |  
  • #438391   12/10/2016

    NguyenHuuHiepvksqs
    NguyenHuuHiepvksqs

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin bổ sung thêm.

    Khi học  Luật điều quan trọng đầu tiên hướng đến là phải nắm các nguyên tắc. Mỗi một ngành luật đều có các nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ khác nhau và mang đặc trưng riêng của ngành Luật đó, các điều luật cụ thể cơ bản đều là sự thể hiện cụ thể các nguyên tắc. Các nguyên tắc cơ bản là ổn định, ít có sự thay đổi và thể hiện đặc trưng riêng đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật. Khi nghiên cứu nguyên tắc tạo cho người học tư duy pháp lý tốt để nghiên cứu các điều luật cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #447920   24/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Người học luật và hành nghề luật là người có kiến thức pháp lý sâu rộng, có khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều để đánh giá đúng bản chất vấn đề.

    Do đó, việc học và phân tích lý luận, không tách rời việc tham khảo, nghiên cứu các lập luận, phân tích, bình luận từ những chuyên gia, tiền bối đi trước để đối chứng lại các phân tích của bản thân. Từ đó chọn lọc và rút ra chân lý.

    Điều đó có nghĩa, các bạn hãy cố gắng ngoài việc hỏi, hỏi, hỏi, thì còn cần đọc, đọc, đọc.Không ngưng nghiên cứu, đọc, phân tích và học hỏi từ lý luận của người khác để từ đó, phát triển thành lý luận chân lý của bản thân.

    Nói tóm lại, trong học tập ngành luật, các bạn cần phải rèn luyện cho mình thói quen học chủ động, biết đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi, biết tóm tắt, tổng hợp nội dung lý luận theo phương pháp sơ đồ tư duy hoặc phương pháp riêng giúp mình định hình tốt nhất về tổng quan môn học, và đồng thời, không ngừng nghiên cứu các tài nguyên tham khảo.

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #454083   21/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo mình thì mỗi người có một phương pháp riêng, không có một quy tắc chung để áp dụng cho tất cả mọi người. Mình nghĩ là để học luật hiệu quả thì phải nên nắm vững nguyên tắc của nó, hạn chế đọc tràn lan rồi lại không nhớ gì. Nên vận dụng vào tình huống rồi tìm quy định của luật để giải quyết điều này sẽ giúp chúng ta có kỹ năng tra cứu và nhớ lâu. 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #458377   22/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Một vài người hỏi, bạn học gì? Mình trả lời vậy, luôn luôn nhận được là tiếng thở dài kèm theo đó là chắc phải học thuộc nhiều lắm hả, cuối kỳ phải thi cuốn giáo trình dày cộm cộng với cả cuốn Luật phải nhớ từng điều khoản thì làm sao mà học nổi. Thực học luật đâu phải cứ thuộc, và với mỗi bạn sẽ có mỗi phương pháp học hợp lý nhất, chứ không thể lấy một phương pháp của một bạn học tốt luật đưa ra làm chuẩn được.

     
    Báo quản trị |  
  • #458414   22/06/2017

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Học luật là để tìm ra chổ sơ hở, chổ lỏng lẻo chưa chặc chẽ để mà LÁCH! cho nên muốn là người thật sự hiểu sâu vào ngành luật thì phải chịu khó nghiên cứu từ thực tiễn là những bản án xét xử tại Tòa cho khỏi oai sai cho dân, bạn nhé!!Hãy nghiên cứu, hãy kiến nghị và tìm chổ hở của luật để LÁCH bạn nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #458422   22/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    mình thấy học luật thì đâu có học thuộc nhiều, hầu như đi thi đều được mạng luật vào phòng thi, quan trọng là bạn có biết nó nằm ở đâu hay không? và nắm được cái cốt lõi của vấn đề để giải quyết. Mình thấy nhiều ng đâu cần phải nhớ khoản điều nhưng cách lập luận ngta chính xác làm cho ng khác chấp nhận nó là đúng thì thầy cô vẫn cho đúng mà. 

    Để học luật như thế nào cho hiệu quả mình thấy các bạn nên đi làm và học việc ở vp luật lúc đó đụng phải vấn đề các bạn tìm điều luật và nhớ được vấn đề cả điều luật, cộng thêm là đọc báo và các tin tức về pháp luật. chứ đừng mãi học không chưa chắc bạn có thể giỏi được về kĩ năng thực hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #459583   01/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    phamthanhhuu viết:

    Ngành Luật là một ngành cao quý trong xã hội, đặc biệt là trong thời buổi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết những sinh viên Luật đang rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để tranh bị cho mình kiến thức luật thật vững chắc để tự tin bước vào đời.

    Trên thực tế khi tiếp xúc với nhiều sinh viên, cô Nguyễn Thanh Minh- giảng viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều sinh viên đến năm 3 rồi mà còn lúng túng, không biết học như nào? Học thuộc bài ư? Không thể thuộc nổi vì Luật, Nghị định thay đổi liên tục, nhiều khi chưa học xong hết 1 học phần đã bắt đầu thấy có văn bản mới.
     
    Trên cơ sở đó, Minh Luật có trao đổi và được Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Thanh Minh cho biết phương pháp học Luật của cô như sau:
     
    Trước hết, cần nắm được những khái niệm cơ bản của từng môn học. Ví như môn Lý luận nhà nước cần phải nắm được những khái niệm cơ bản như qui phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật… Hoặc như môn Luật Hiến pháp cần biết Hiến pháp là gì, ngành luật Hiến pháp, khoa học Luật Hiến pháp… Khi đi chấm thi tốt nghiệp, cô Minh cho biết nhiều khi cả tổ “cười ra nước mắt” vì sinh viên ghi “ Hiến pháp thành Hiếp pháp”, “ Viện kiểm sát thành Viện kiểm soát”.
     
    Song song với việc nắm được khái niệm cơ bản thì các bạn sinh viên nên tóm tắt lại nội dung của toàn bộ môn học để biết được chương trình môn đó gồm những bài nào? Việc nắm bắt được số luợng bài và số mục trong bài rất quan trọng. Khi khi nắm được số lượng bài và số mục trong bài, chúng ta sẽ nhớ được môn học đó gồm những nội dung gì, khi cần tìm thì tìm ở đâu và đương nhiên nhớ tên bài và tên mục trong bài trước sẽ dễ hơn là học ngay từng bài một.
     
    Ví dụ: đối với môn Hiến pháp, chúng ta có thể nhớ ngay được môn này gồm 2 học phần:
     
    + Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp và;
     
    + Bộ máy nhà nước.
     
    Trong từng học phần, chúng ta lại xem xem có bao nhiêu bài. Mỗi bài có những mục gì để thấy được tổng thể của môn học rồi mới bắt đầu học. Như vậy, chúng ta học từ khái quát đến cụ thể. Học cụ thể bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp….
     
    Để nhớ được những nội dung môn học cô Minh chủ yếu vẽ sơ đồ nhánh. Những nhánh cơ bản chính là tên bài học, nhánh thứ 2 là tên bài học, nhánh thứ 3 là tên các mục trong bài và cứ tiếp tục triển khai nhánh ra tiếp.
     
    Thứ hai, khi học từng môn Luật, sinh viên cần tìm ra nội dung chính của môn đó là gì. Đối với Luật Hiến pháp, sinh viên không thể quên được hai vấn đề là : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Quyền lực Nhà nước. Và khi nắm được mấu chốt của vấn đề rồi thì chúng ta sẽ xác định được học cái gì để hiểu. Ví dụ: đối với vấn đề quyền lực nhà nước, chúng ta cần biết vị trí pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cách thức thành lập của các cơ quan…để biết quyền lực nhà nước được xác định như thế nào?
     
    Nói tóm lại, khi nắm được tinh thần của môn đó chúng ta sẽ đưa ra được chiến lược học phù hợp. Đối với các môn có bài tập như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại… sau khi nắm được lý thuyết, các bạn nên mở phần bản án đã xử rồi để xem. Ví dụ: Khi học đến ly hôn, các bạn hãy mở vài bản án ly hôn ra xem và giải thử xem quan điểm của mình và các thẩm phán như nào, có trùng hợp không. Nếu không giải được, mình phải xem lại xem mình hổng lý thuyết phần nào để ôn lại.
     
    (Theo http://tuyensinh.khaigiang.vn/)

    Cảm ở chia sẻ của bạn, mình cũng là sinh viên luật và cũng từng trải qua cảm giác hoang mang trong những ngày đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học khi những gì mà mình tưởng tượng về Luật trước khi vào trường quá khác với thực tế. Mình đã mất một thời gian để tự động viên mình, ngoài việc nắm được tinh thần của môn học như bạn chia sẻ thì còn thêm việc bạn có thực sự yêu thích ngành luật mình đang học hay không? Có sự yêu thích ngành mình học, môn mình học thì mình mới có thể tiếp thu được tốt nhất, trước mỗi môn luật mới, mình đều cố gắng tìm hiểu một tình huống pháp luật cụ thể nhất, gắn với thực tiễn bản thân mình nhất,để tạo mối liên hệ của mình với môn học đó, sau đó thì trao đổi với bạn bè để tạo nên hứng thú cho việc học. Ví dụ như học về hiến pháp thì mình cùng bạn sẽ trao đổi về bộ máy nhà nước, ông này bà kia, quyền bầu cử của mình như thế nào? Dân sự thì các loại hợp đồng, hợp đồng thuê nhà, mua xe máy...tạo được sự gần gũi với môn học, giúp mình cảm thấy môn học có ích, tạo sự hứng thú tìm hiểu sâu hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #462085   21/07/2017

    Không chỉ là luật mà bất cứ môn học nào muốn đạt được hiệu quả thì cũng cần phải có phương pháp học phù hợp. Đối với sinh viên luật mà nói, co nhiều bạn học rất chăm, vạch nát cả cuốn giáo trình và luật mà vẫn không giỏi được, nhớ trước rồi lại quên sau. Nhưng có những bạn thấy học rất ít nhưng lại rất giỏi, nhớ kiến thức rất lâu. Điểu gây ra sự khác biệt này chính là phương pháp học, phương pháp đúng thì sẽ đem lại hiệu quả và ngược lại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #470041   08/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Cùng học một lớp, điểm chuẩn đầu vào hầu như ngang nhau, nhưng khi vào học có người điểm cao, người lại điểm thấp. Điểm cao hay thấp, học tốt hay không tốt, không phải là do ai có chỉ số IQ cao hơn, mà cốt ở ai có phương pháp học tập tốt hơn, hiệu quả hơn. Theo mình, mỗi người sẽ có một phương pháp học tập khác nhau, không theo một khuôn mẫu nào có sẵn, có thể phương pháp đó hiệu quả với người này, nhưng lại không có hiệu quả với người khác. Và học bất kể ngành nào cũng vậy, chỉ cần chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ thành công.

     
    Báo quản trị |  
  • #470044   08/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Mình có tham khảo phương pháp học của một giảng viên đại học luật Hà Nội như sau: " Muốn đi đến một cái đích nào đó, có rất nhiều cách khác nhau. Có người đi bộ, có người đi xe máy, có người đi ô tô, có người đi máy bay và...có người đi mãi, đi mãi nhưng đi lạc đường và không bao giờ đến. Làm thế nào để đi đến đúng đích, một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất? Cụ thể hơn là cách thức, chiến lược học luật sao cho hiệu quả nhất? Đọc luật, gắn các vấn đề pháp lý với thực tiễn cuộc sống Bạn muốn biết điều gì luật cho phép, điều gì luật cấm và điều gì tùy nghi, tôi nghĩ không có cách nào khác tốt hơn là bạn phải trực tiếp đọc và hiểu các qui phạm pháp luật. Khi đọc luật, bạn nên có hai thứ bên mình: bút và giấy. Bạn chỉ nên viết ra những những từ khóa hoặc đoạn mà bạn cho rằng quan trọng nhất liên quan vấn đề bạn đang tìm hiểu. Khi đọc, bạn cần chú ý bốn điểm chính sau: 1.- Phải đọc kĩ, thậm chí đọc đi đọc lại điều luật, qui phạm pháp luật nhiều lần; 2.- Hiểu được ẩn sau qui phạm đó là những lợi ích nào, những vấn đề pháp lý nào, những lý do gì mà nhà làm luật lại qui định như vậy; 3.- Gắn qui phạm đó với bối cảnh xã hội và đòi hỏi của thực tiễn (đưa ra được ví dụ, trích dẫn chính xác được qui phạm khi giải quyết các tình huống pháp lý); 4.- Đề xuất phương án sửa đổi, hoàn thiện (nếu có). Trước một tình huống hoặc vấn đề pháp lý diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, trước hết bạn sẽ phải tìm hiểu xem rằng những qui phạm pháp luật nào có ý nghĩa và liên quan trực tiếp nhất đến tình huống, sau đó phát triển ý và đưa ra cơ sở để lập luận, thuyết phục. Với sinh viên năm đầu, lần đầu tiếp cận với nhiều thuật ngữ, qui phạm, trước tiên bạn cần hiểu được bản chất thuật ngữ hay qui phạm nói về vấn đề gì (lưu ý hiểu chứ không chỉ thuộc) và nêu được chính xác ví dụ. Luật chính là "công cụ làm việc" của chúng ta. Khi đọc luật, bạn sẽ nhận ra điều rắc rối nằm ở chỗ một thuật ngữ không phải lúc nào cũng đơn nghĩa. Trong luật, không thiếu những từ ngữ không xác định rõ nội hàm, có tính "định tính" hoặc "đa nghĩa". Hãy tập thói quen đọc kĩ, liên tục đặt câu hỏi, chẳng hạn như: Thuật ngữ đó trong ngữ cảnh qui phạm cụ thể được hiểu là gì, cơ sở nào để xác định điều đó? Nhiệm vụ của chúng ta - những nhà luật học là phê phán sự thiếu rõ ràng của những từ ngữ không xác định, bảo vệ sự an toàn pháp lý và đi tìm nội hàm, giới hạn cho qui phạm. "
     
    Báo quản trị |  
  • #470045   08/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Với mình học luật cần phải nắm được tinh thần của luật là điều quan trọng nhất và phương pháp mình hay sử dụng là vẽ sơ đồ nhánh, đặc biệt là các môn có nhiều thuật ngữ dễ nhầm lẫn như: luật dân sự, luật hình sự,..giúp mình có thể nhớ được các ý chính tốt hơn. 

     
    Báo quản trị |