Phiên tòa có thể được hoãn tối đa trong bao lâu?

Chủ đề   RSS   
  • #510299 16/12/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Phiên tòa có thể được hoãn tối đa trong bao lâu?

    Phiên tòa được hoãn tối đa bao lâu?

    Hoãn phiên tòa được hiểu là khi phiên tòa đang diễn ra nhưng rơi vào một số trường hợp luật định phải hoãn lại cho đến khi hết căn cứ hoãn thì phiên tòa sẽ được tổ chức lại (tiến hành lại từ bước đầu tiên).

    Hiện nay, theo quy định hiện hành tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:

    – Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 56.

    – Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 62.

    – Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 84.

    – Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (khoản 1 Điều 227).

    – Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 227).

    – Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa… Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án (khoản 2 Điều 229).

    – Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 230).

    – Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 231).

    – Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ toạ phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do (khoản 2 Điều 241).

    Như vậy nếu tính sơ sơ thì một phiên tòa sơ thẩm có thể bị hoãn đến khoảng 9 lần (có thể hơn) mà vẫn phù hợp với quy định của pháp luật.

    Đối với phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:

    – Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.

    – Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

    – Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

     

    Như vậy, nhìn chung việc hoãn phiên tòa chỉ được áp dụng khi có lý do chính đáng và khách quan (đa số lý do là thiên về sự vắng mặt của các đương sự, người tiến hành tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan).

    Tại Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cũng quy định thời hạn hoãn phiên tòa với đa số trường hợp là không quá 01 tháng, còn đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

    Và hiện tại, pháp luật không hề có quy định số lần hoãn phiên tòa tối đa là bao nhiêu. quy định của pháp luật cho phép những người đó có thể áp dụng để có được một số lần hoãn phiên tòa một cách hợp pháp. Do đó, dẫn đến một thực tế là một vụ án có thể kéo dài đến nửa năm trời, thậm chí cả năm chỉ vì lý do “hoãn phiên tòa” cũng vẫn phù hợp quy định.

     
    10943 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589695   15/08/2022

    Phiên tòa có thể được hoãn tối đa trong bao lâu?

    Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian để đưa bài viết này lên cùng thảo luận với mọi người. Mình thấy trong bài viết bạn có nêu "Như vậy nếu tính sơ sơ thì một phiên tòa sơ thẩm có thể bị hoãn đến khoảng 9 lần (có thể hơn) mà vẫn phù hợp với quy định của pháp luật". Mình cho rằng nên gọi đây là 9 trường hợp có thể bị ra quyết định hoãn phiên tòa có lẽ sẽ phù hợp hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #589729   17/08/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Phiên tòa có thể được hoãn tối đa trong bao lâu?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả. Việc hoãn phiên tòa phải được Hội đồng xét xử ra Quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, nếu vì lý do tại phiên toà đương sự yêu cầu hoãn phiên toà để nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc để uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình thì Hội đồng xét xử không được hoãn phiên tòa.

     
    Báo quản trị |