Phạt tiền trong Bộ luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #587927 21/07/2022

    Phạt tiền trong Bộ luật hình sự

    Với tư cách là một hình phạt được liệt kê quy định trong Điều 32 Bộ luật hình sự là hình phạt tiền mang tính nghiêm khắc nhất so với hình phạt tiền được quy định trong các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước. Tính nghiêm khắc của hình phạt tiền trong Bộ Luật hình sự thể hiện ở chỗ là nó tước đi ở người phạm tội một khoản tiền nhất định, nghĩa là trực tiếp hạn chế về mặt lợi ích vật chất của người phạm tội. Đồng thời, người bị kết án phạt tiền còn phải gánh chịu hậu quả pháp lý là mang án tích trong một thời hạn nhất định của pháp luật. 

     

    Phạt tiền là buộc người bị kết án phải nộp khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước trong những trường hợp do luật quy định. Một khoản tiền nhất định được hiểu là khoản nằm trong giới hạn giữa mức tối thiểu và mức tối đa của từng điều luật cụ thể trong phần các tội phạm có quy định về hình phạt tiền. Hiện nay, Bộ luật hình sự chỉ quy định mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng và không quy định mức tối đa. Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả. Khi quyết định hình phạt và mức phạt tiền, Tòa án phải xem xét và cân nhắc đến các quy định của bộ luật hình sự; tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện; nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội và biến động giá cả thị trường. Trên cơ sở đó Tòa án quyết định mức phạt tiền hợp lý, tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi của hình phạt tiền trên thực tế.

     

    Phạt tiền là hình phạt được áp dụng là hình phạt chính hoặc áp dụng là hình phạt bổ sung. Hình phạt phạt tiền được áp dụng chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do bộ luật hình sự quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định và được áp dụng là hình phạt bổ sung khi hình phạt tiền không phải là hình phạt chính đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội khác do bộ luật hình sự quy định. Hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại thì được quy định tại điều 77 của bộ luật hình sự hiện hành.

     
     
    3100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588042   24/07/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 3294
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Phạt tiền trong Bộ luật hình sự

    Cám ơn thông tin hữu ích từ bài viết của bạn. Qua bài viết này giúp người đọc hiểu thêm về hình thức phạt tiền trong Bộ luật hình sự. Phạt tiền vừa được quy định là hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung áp dụng kèm với các hình phạt khác khi không được áp dụng là hình phạt chính. 

     
    Báo quản trị |  
  • #588051   24/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Phạt tiền trong Bộ luật hình sự

    Cảm ơn thông tin hữu ích từ bài viết của tác giả. Minh có nhận xét hình thức phạt tiền về khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của chủ thể thực hiện tội phạm, cụ thể như sau:
     
    Đối với cá nhân thực hiện tội phạm thì khả năng tài chính của cá nhân chính là các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người phạm tội, các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của họ mà họ chứng minh được với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về khả năng nộp phạt nếu bị áp dụng phạt tiền. Việc chứng minh khả năng tài chính của cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan trong quá trình thực hiện chính sách quản lý tài sản công dân của Nhà nước.
     
    Đối với pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội thì việc chứng minh khả năng tài chính dễ hơn nhiều so với cá nhân phạm tội bằng việc thông qua các hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, tài sản của doanh nghiệp, dư nợ chưa thu hồi... từ đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chứng mình được điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

     

     

     

     
    Báo quản trị |