Phạt tiền theo nội quy công ty: có phạm luật?

Chủ đề   RSS   
  • #390830 06/07/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Phạt tiền theo nội quy công ty: có phạm luật?

    Trong một cuộc thăm dò ý kiến gần đây từ những người bạn và từ các thành viên Dân Luật, mình thấy không ít các bạn có ý kiến về việc một số công ty có quy định kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Nhiều bạn cũng hỏi theo Bộ luật lao động 2012 có cấm hình thức kỷ luật lao động bằng phạt tiền đối với người lao động, vậy thì xử lý sao với tình huống này? Đó là phía các thành viên Dân Luật.

    Còn phía các bạn của mình, nhiều bạn có ý kiến rằng đa phần các công ty hiện nay ra quy định trong nội quy về hình thức kỷ luật lao động bằng phạt tiền. Người sử dụng lao động cho rằng đó là biện pháp tối ưu nhất để răn đe người lao động chấp hành đúng nội quy của công ty. Vì chỉ có đánh vào kinh tế mới đủ sức buộc người lao động phải chấp hành đúng nội quy.

    Và quy định này dường như là một trong những quy định ngầm dù Luật có cấm và nếu có vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    Nhiều doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về nội quy lao động có hình thức xử lý kỷ luật này, nếu người lao động không đồng ý thì xem như không thể đi đến việc ký kết hợp đồng lao động. Các bạn cũng biết rồi đó, hiện nay, nhiều người lao động rất cần công việc nên họ chấp nhận quy định này dù cho nó không đúng với quy định của Bộ luật lao động.

    Đó là đứng từ phía người lao động, nếu như đứng ở giữa để xem xét việc phạt tiền khi xử lý kỷ luật một  cách công bằng thì mình nghĩ nên cho phép các doanh nghiệp (người sử dụng lao động) phạt tiền khi xử lý kỷ luật lao động, nhưng giới hạn trong mức cho phép. Bởi các lý do sau:

    Thứ nhất, đúng là chỉ có đánh vào kinh tế thì mới đủ sức buộc người lao động tuân thủ đúng nội quy của công ty.

    Thứ hai, nếu đưa ra quy định cấm nhưng trên thực tế nó không được áp dụng thì quy định đó bị vô hiệu sao? Và nếu xảy ra trên thực tế cũng khó lòng mà xử phạt hành chính.

    Thực tế, hiện nay, nhiều công ty áp dụng quy định này thế nhưng rất ít trường hợp bị xử phạt theo Nghị định trên, phải chăng đây là điểm bất cập giữa quy định của Bộ luật lao động và thực trạng hiện nay?

    Các bạn thành viên Dân Luật có ý kiến sao về vấn đề này?? Chứ mình cứ thấy quy định cấm này không ổn, bởi lẽ rất ít doanh nghiệp tuân thủ không làm điều cấm này??

     
    59901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #390883   07/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    haizz chậm một phút trừ tiền nửa tiếng. Phải chịu thôi. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trunghieu6592 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (07/07/2015)
  • #390892   07/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Trường hợp này luật đành bó tay sao bạn trunghieu6592, mặc dù có quy định hẳn hoi, nhưng vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. sao không nới lỏng ra để quản lý nhỉ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390913   07/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    shin_butchi viết:

    Trường hợp này luật đành bó tay sao bạn trunghieu6592, mặc dù có quy định hẳn hoi, nhưng vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. sao không nới lỏng ra để quản lý nhỉ.

     

    Bạn biết đấy một hệ thống, một người đến trễ, trễ nguyên hệ thống --> doanh nghiệp thiệt, nên một là họ cũng không muốn một mình chịu thiệt. 

    2. Doanh nghiệp khoảng 1000 lao động, cứ 100 người đến trễ là đã khó quản lý rồi (Nếu nới lỏng).

    3. Văn hoá dây thun của người Việt xuất phát từ bất lực trong quản lý, không quản được cấm, lương thấp. Đến sớm hay đến trễ lương cũng chừng đó (nếu không trừ). Nếu là bạn đến sớm lương cũng nhiêu đó, trễ hơn xíu lương cũng nhiêu đó. thế bạn sẽ chọn gì?. 

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trunghieu6592 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (07/07/2015)
  • #390924   07/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


     

    trunghieu6592 viết:

     

     

    shin_butchi viết:

     

    Trường hợp này luật đành bó tay sao bạn trunghieu6592, mặc dù có quy định hẳn hoi, nhưng vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. sao không nới lỏng ra để quản lý nhỉ.

     

     

     

    Bạn biết đấy một hệ thống, một người đến trễ, trễ nguyên hệ thống --> doanh nghiệp thiệt, nên một là họ cũng không muốn một mình chịu thiệt. 

    2. Doanh nghiệp khoảng 1000 lao động, cứ 100 người đến trễ là đã khó quản lý rồi (Nếu nới lỏng).

    3. Văn hoá dây thun của người Việt xuất phát từ bất lực trong quản lý, không quản được cấm, lương thấp. Đến sớm hay đến trễ lương cũng chừng đó (nếu không trừ). Nếu là bạn đến sớm lương cũng nhiêu đó, trễ hơn xíu lương cũng nhiêu đó. thế bạn sẽ chọn gì?. 

     

     

     

     

    Hình như bạn trunghieu6592 đang hiểu nhầm vấn đề mình nói.

    Ý mình vi phạm ở đây là doanh nghiệp phạt tiền người lao động đó. Mình cũng đồng ý với bạn về việc nếu 1 người trễ thì trể cả hệ thống. Sao Luật không quy định nới lỏng về việc phạt tiền này, ví dụ như cho hạn mức tối đa phạt tiền là bao nhiêu đó, chứ mình thấy vấn đề cấm này đưa ra nó không thực tế.

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 07/07/2015 10:03:40 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #390929   07/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    shin_butchi viết:

     

    trunghieu6592 viết:

     

     

    shin_butchi viết:

     

    Trường hợp này luật đành bó tay sao bạn trunghieu6592, mặc dù có quy định hẳn hoi, nhưng vi phạm thì vẫn cứ vi phạm. sao không nới lỏng ra để quản lý nhỉ.

     

     

     

    Bạn biết đấy một hệ thống, một người đến trễ, trễ nguyên hệ thống --> doanh nghiệp thiệt, nên một là họ cũng không muốn một mình chịu thiệt. 

    2. Doanh nghiệp khoảng 1000 lao động, cứ 100 người đến trễ là đã khó quản lý rồi (Nếu nới lỏng).

    3. Văn hoá dây thun của người Việt xuất phát từ bất lực trong quản lý, không quản được cấm, lương thấp. Đến sớm hay đến trễ lương cũng chừng đó (nếu không trừ). Nếu là bạn đến sớm lương cũng nhiêu đó, trễ hơn xíu lương cũng nhiêu đó. thế bạn sẽ chọn gì?. 

     

     

     

     

    Hình như bạn trunghieu6592 đang hiểu nhầm vấn đề mình nói.

    Ý mình vi phạm ở đây là doanh nghiệp phạt tiền người lao động đó. Mình cũng đồng ý với bạn về việc nếu 1 người trễ thì trể cả hệ thống. Sao Luật không quy định nới lỏng về việc phạt tiền này, ví dụ như cho hạn mức tối đa phạt tiền là bao nhiêu đó, chứ mình thấy vấn đề cấm này đưa ra nó không thực tế.

     

    Ah hiểu ý bạn luôn. 

    Luật xây dựng theo hướng hài hoà, tránh lạm dụng của người sử dụng lao động mà bạn. Như bạn Khoathads nói phía dưới. 

    Theo mình thay vì trừ thì tăng tiền, có thêm phần phụ cấp. Ngoài lương chính thì sẽ thêm phụ cấp nếu nhân viên đi làm tích cực, đầy đủ, đúng giờ. Đó là biện pháp hay, kích thích làm việc, mà vừa không mắc vào điều cấm. Mình nghĩ đây có thể là một nghệ thuật để "lách" luật đấy ( cái này rút ra từ kinh nghiệm bản thân) 

    Trên quản lý của nhà nước thì mình thấy cái này là hợp lý thôi mà. Lợi ích tập thể luôn đặt lên hàng đầu. Cái hay là do doanh nghiệp áp dụng như thế nào để hài hoà và không phạm luật.... 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trunghieu6592 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (08/07/2015)
  • #390900   07/07/2015

    tonyhoa
    tonyhoa

    Sơ sinh


    Tham gia:17/05/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào các Anh/Chị,

    Bộ luật Lao động quy định về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại điều 128-BLLĐ " Dùng hình thức phạt tiền". Tuy nhiên, Em xin có 1 số diễn giải như sau:

     Việc áp dụng hình thức phạt tiền doanh nghiệp của chúng tôi không áp dụng cho hình thức kỷ luật lao động mà chỉ áp dụng cho hình thức phạt vi phạm.

    Trong hợp đồng, nội quy công ty chúng tôi đã quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi cấm, hành vi phân quyền,..... Nếu nhân viên vi phạm thì Công ty chúng tôi áp dụng hình thức phạt cho hành vi vi phạm đó là TIỀN.  Như thế chúng tôi không có vi phạm pháp luật lao động vì chúng tôi không có xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Một vài chia sẻ !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390908   07/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    tonyhoa viết:

    Chào các Anh/Chị,

    Bộ luật Lao động quy định về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại điều 128-BLLĐ " Dùng hình thức phạt tiền". Tuy nhiên, Em xin có 1 số diễn giải như sau:

     Việc áp dụng hình thức phạt tiền doanh nghiệp của chúng tôi không áp dụng cho hình thức kỷ luật lao động mà chỉ áp dụng cho hình thức phạt vi phạm.

    Trong hợp đồng, nội quy công ty chúng tôi đã quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi cấm, hành vi phân quyền,..... Nếu nhân viên vi phạm thì Công ty chúng tôi áp dụng hình thức phạt cho hành vi vi phạm đó là TIỀN.  Như thế chúng tôi không có vi phạm pháp luật lao động vì chúng tôi không có xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Một vài chia sẻ !

     

    Kỷ luật không phải là phạt vi phạm hở.... 

    Trong bộ luật lao động quy định rất rõ:

    Điều 118. Kỷ luật lao động

    Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

    Điều 119. Nội quy lao động

    1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

    2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    b) Trật tự tại nơi làm việc;

    c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

    d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

    đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

    3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

    Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

    1. Khiển trách.

    2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

    3. Sa thải.

    Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

     

    Như vậy hình như bạn đang có nhầm lẫn trong việc xác định kỷ luật lao động với việc phạt vi pham. Phạt vi phạm bằng Tiền là một hình thức kỷ luật lao động. Nhà nước đã quy định rõ cấm xử lý kỷ luật lao đông bằng hình thức phạt tiền 

     
    Báo quản trị |  
  • #390923   07/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    trunghieu6592 viết:

     

    tonyhoa viết:

     

    Chào các Anh/Chị,

    Bộ luật Lao động quy định về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại điều 128-BLLĐ " Dùng hình thức phạt tiền". Tuy nhiên, Em xin có 1 số diễn giải như sau:

     Việc áp dụng hình thức phạt tiền doanh nghiệp của chúng tôi không áp dụng cho hình thức kỷ luật lao động mà chỉ áp dụng cho hình thức phạt vi phạm.

    Trong hợp đồng, nội quy công ty chúng tôi đã quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi cấm, hành vi phân quyền,..... Nếu nhân viên vi phạm thì Công ty chúng tôi áp dụng hình thức phạt cho hành vi vi phạm đó là TIỀN.  Như thế chúng tôi không có vi phạm pháp luật lao động vì chúng tôi không có xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Một vài chia sẻ !

     

     

     

    Kỷ luật không phải là phạt vi phạm hở.... 

    Trong bộ luật lao động quy định rất rõ:

    Điều 118. Kỷ luật lao động

    Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

    Điều 119. Nội quy lao động

    1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

    2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    b) Trật tự tại nơi làm việc;

    c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

    d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

    đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

    3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

    Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

    1. Khiển trách.

    2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

    3. Sa thải.

    Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

     

    Như vậy hình như bạn đang có nhầm lẫn trong việc xác định kỷ luật lao động với việc phạt vi pham. Phạt vi phạm bằng Tiền là một hình thức kỷ luật lao động. Nhà nước đã quy định rõ cấm xử lý kỷ luật lao đông bằng hình thức phạt tiền 

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn trunghieu6592 về câu trả lời này, phạt vi phạm là kỷ luật chứ còn gì nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390916   07/07/2015

    hoangngoclaw
    hoangngoclaw

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    [quote=tonyhoa]

    Chào các Anh/Chị,

    Bộ luật Lao động quy định về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại điều 128-BLLĐ " Dùng hình thức phạt tiền". Tuy nhiên, Em xin có 1 số diễn giải như sau:

     Việc áp dụng hình thức phạt tiền doanh nghiệp của chúng tôi không áp dụng cho hình thức kỷ luật lao động mà chỉ áp dụng cho hình thức phạt vi phạm.

    Trong hợp đồng, nội quy công ty chúng tôi đã quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi cấm, hành vi phân quyền,..... Nếu nhân viên vi phạm thì Công ty chúng tôi áp dụng hình thức phạt cho hành vi vi phạm đó là TIỀN.  Như thế chúng tôi không có vi phạm pháp luật lao động vì chúng tôi không có xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Một vài chia sẻ !

    Theo như bạn tonyhoa chia sẽ: "Trong hợp đồng, nội quy công ty chúng tôi đã quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi cấm, hành vi phân quyền,..... Nếu nhân viên vi phạm thì Công ty chúng tôi áp dụng hình thức phạt cho hành vi vi phạm đó là TIỀN.  Như thế chúng tôi không có vi phạm pháp luật lao động vì chúng tôi không có xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền. Bạn cho rằng Cty bạn làm như vậy là không vi phạm pháp luật thì tôi không đồng tình với quan điểm của bạn và tôi cho rằng hành vi đó của Cty vẫn vi phạm điều cấm của BLLĐ. Bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 128 BLLĐ 2012 quy định rất rõ những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động là: Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Như vậy ở đây chúng ta có thể hiểu rằng nếu người lao động vi phạm ví dụ như đi làm chậm trường hợp này trong HĐ, nội quy Cty có quy định người lao động phải tuân thủ về thời giờ làm việc. Cty căn cứ vào HĐ, nội quy để xử lý cái hành vi người lao động đi chậm bằng hình thức trừ tiền để thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là sai với quy định. Ngoài ra tôi nhận thấy việc pháp luật quy định cấm NSDLĐ dùng hình thức phạt tiền đối với người lao động là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nếu người lao động vi phạm Cty có thể dùng các hình thức như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương.... 

    Cập nhật bởi hoangngoclaw ngày 07/07/2015 09:52:43 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #524062   29/07/2019

    ductranminh90
    ductranminh90

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2019
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 17 lần


    tonyhoa viết:

    Chào các Anh/Chị,

    Bộ luật Lao động quy định về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại điều 128-BLLĐ " Dùng hình thức phạt tiền". Tuy nhiên, Em xin có 1 số diễn giải như sau:

     Việc áp dụng hình thức phạt tiền doanh nghiệp của chúng tôi không áp dụng cho hình thức kỷ luật lao động mà chỉ áp dụng cho hình thức phạt vi phạm.

    Trong hợp đồng, nội quy công ty chúng tôi đã quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi cấm, hành vi phân quyền,..... Nếu nhân viên vi phạm thì Công ty chúng tôi áp dụng hình thức phạt cho hành vi vi phạm đó là TIỀN.  Như thế chúng tôi không có vi phạm pháp luật lao động vì chúng tôi không có xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Một vài chia sẻ !

     

    nhưng các vi phạm lại nằm trong nội quy lao động mà nội quy lao động lại phải thưcj hiện đúng luật lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #390906   07/07/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Phạt vi phạm trong lao động phải thông qua hình thức kỷ luật mà Luật lao động quy định và hình thức kỷ luật phải được quy định cụ thể trong Nội quy lao động. Sở dĩ pháp luật lao động quy định nghiêm cấm phạt tiền người lao động để thay thế hình thức kỷ luật lao động là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tránh các doanh nghiệp lạm dụng biện pháp phạt tiền.

    Mặc dù phạt tiền có tính răn đe nhưng lại phi nhân văn trong ứng xử lao động, do đó doanh nghiệp áp dụng hình thức phạt tiền là trái với quy định luật lao động và đi ngược lại với mục tiêu, phương châm "hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động". Hành vi phạt tiền nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động với mức phạt từ 10 - 15 triệu (điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    TOAVN (16/05/2020) shin_butchi (07/07/2015)
  • #390925   07/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    khoathads viết:

    Phạt vi phạm trong lao động phải thông qua hình thức kỷ luật mà Luật lao động quy định và hình thức kỷ luật phải được quy định cụ thể trong Nội quy lao động. Sở dĩ pháp luật lao động quy định nghiêm cấm phạt tiền người lao động để thay thế hình thức kỷ luật lao động là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tránh các doanh nghiệp lạm dụng biện pháp phạt tiền.

    Mặc dù phạt tiền có tính răn đe nhưng lại phi nhân văn trong ứng xử lao động, do đó doanh nghiệp áp dụng hình thức phạt tiền là trái với quy định luật lao động và đi ngược lại với mục tiêu, phương châm "hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động". Hành vi phạt tiền nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động với mức phạt từ 10 - 15 triệu (điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    Nhưng bạn khoathads nghĩ như thế nào về tính nhân văn khi người lao động không tôn trọng nội quy về thời gian làm việc của công ty, dẫn đến buộc công ty phải ra quy định phạt. Vấn đề ở đây mình nói là liệu Bộ luật lao động 2012 quy định vấn đề này là bất cập trong thực tế hiện nay hông?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390938   07/07/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    shin_butchi viết:

     

    khoathads viết:

     

    Phạt vi phạm trong lao động phải thông qua hình thức kỷ luật mà Luật lao động quy định và hình thức kỷ luật phải được quy định cụ thể trong Nội quy lao động. Sở dĩ pháp luật lao động quy định nghiêm cấm phạt tiền người lao động để thay thế hình thức kỷ luật lao động là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tránh các doanh nghiệp lạm dụng biện pháp phạt tiền.

    Mặc dù phạt tiền có tính răn đe nhưng lại phi nhân văn trong ứng xử lao động, do đó doanh nghiệp áp dụng hình thức phạt tiền là trái với quy định luật lao động và đi ngược lại với mục tiêu, phương châm "hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động". Hành vi phạt tiền nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động với mức phạt từ 10 - 15 triệu (điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

     

     

    Nhưng bạn khoathads nghĩ như thế nào về tính nhân văn khi người lao động không tôn trọng nội quy về thời gian làm việc của công ty, dẫn đến buộc công ty phải ra quy định phạt. Vấn đề ở đây mình nói là liệu Bộ luật lao động 2012 quy định vấn đề này là bất cập trong thực tế hiện nay hông?

     

     

    Cách đây vài tháng, mình cũng đã có ý kiến về vấn đề này. Nay xin nêu lại:

    - Luật lao động hiện hành có quy định các hình thức kỷ luật cụ thể tương ứng với mức độ hành vi vi phạm: khiển trách, kéo dài nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc cách chức, sa thải. Vấn đề ở đây là người sử dụng lao động phải cụ thể hoá các hành vi vi phạm kỷ luật để đưa các hình thức xử lý phù hợp (VD: đi trễ lần đầu: nhắc nhở, lần 2 ra quyết định xử phạt khiển trách, nếu tái phạm thì tăng hình thức kỷ luật lên 1 bậc là kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức...). Bên cạnh đó, công ty có quy chế thi đua khen thưởng thì phải quy định nếu trong năm chỉ cần bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì sẽ cắt thưởng cuối năm. Nội quy lao động chính là công cụ để giữ gìn trật tự, kỷ luật, kỹ cương trong doanh nghiệp. Tôi tin chắc rằng chỉ cần bị cắt thưởng cuối năm là người lao động đã sợ rồi...

    - Lưu ý rằng chỉ được xử lý kỷ luật khi Nội quy có quy định, nếu không quy định hành vi vi phạm thì không thể xử lý. Do đó kỹ thuật xây dựng một Nội quy hoàn chỉnh là rất cần thiết, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và lớn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (08/07/2015)
  • #390911   07/07/2015

    Phải chịu thôi, quy định là quy định, không có quy định chắc loạn hết luôn. :D

     
    Báo quản trị |  
  • #390920   07/07/2015

    tonyhoa
    tonyhoa

    Sơ sinh


    Tham gia:17/05/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chúng tôi có một hợp đồng trách nhiệm ngoài hợp đồng lao động. Những phần chúng tôi muốn hợp thức hóa đều đưa vào hợp đồng trách nhiệm. Có nhiều đoàn thanh tra khi thanh kiểm tra vẫn có thắc mắc như các Anh/Chị nhưng công ty chúng tôi không bị xử phạt gì cả. Đây là thực tiễn, vì em đã tiếp rất nhiều đợt thanh tra.
    Còn về nhận định, phạt tiền là hình thức phi nhân văn. Các Anh/Chị nên hiểu cho người SDLĐ vì đối với 1 tập đoàn có khoản 3,4 ngàn công nhân. thì việc duy trì ổn định trong doanh nghiệp cần quản lý theo nguyên tắc đám đông. Nếu không có chế tài cụ thể, các anh chị sẽ thật sự gặp khó khăn cho công tác quản lý.
    Một vài chia se !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tonyhoa vì bài viết hữu ích
    lemaimeo (17/08/2018)
  • #390932   07/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


     

    tonyhoa viết:

     

    Chúng tôi có một hợp đồng trách nhiệm ngoài hợp đồng lao động. Những phần chúng tôi muốn hợp thức hóa đều đưa vào hợp đồng trách nhiệm. Có nhiều đoàn thanh tra khi thanh kiểm tra vẫn có thắc mắc như các Anh/Chị nhưng công ty chúng tôi không bị xử phạt gì cả. Đây là thực tiễn, vì em đã tiếp rất nhiều đợt thanh tra.
    Còn về nhận định, phạt tiền là hình thức phi nhân văn. Các Anh/Chị nên hiểu cho người SDLĐ vì đối với 1 tập đoàn có khoản 3,4 ngàn công nhân. thì việc duy trì ổn định trong doanh nghiệp cần quản lý theo nguyên tắc đám đông. Nếu không có chế tài cụ thể, các anh chị sẽ thật sự gặp khó khăn cho công tác quản lý.
    Một vài chia se !

     

     

     Có khi bạn là người nước ngoài mới học tiếng việt nên chưa diễn đạt lưu loát nhỉ. Tiếp nhiều đoàn thanh thanh tra mà không bị phạt trong khi đó mình sai từ bản chất thì mình đã thấy. "Chúng tôi có một hợp đồng trách nhiệm ngoài hợp đồng lao động. Những phần chúng tôi muốn hợp thức hóa đều đưa vào hợp đồng trách nhiệm" bạn làm rõ câu đó được không ạ

    Cập nhật bởi trunghieu6592 ngày 07/07/2015 10:25:42 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #390927   07/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Mình đồng ý với đoạn sau mà bạn tonyhoa nói, nhưng đoạn đầu bạn nói mình thấy có uẩn khúc nào đó, vẫn chưa hiểu rõ, theo luật thì hành vi này rõ ràng là vi phạm mà?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390939   07/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    ih , mình cũng có cùng thắc mắc với bạn trunghieu6592, không hiểu cái loại hợp đồng ngoài trách nhiệm đó là gì nhỉ? Nên lúc bạn tonyhoa nói mình cứ thấy nó ngồ ngộ sao, có uẩn khúc gì không nhể?

     
    Báo quản trị |  
  • #390946   07/07/2015

    tonyhoa
    tonyhoa

    Sơ sinh


    Tham gia:17/05/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn bạn trunghieu6592,

    Chúng tôi làm như sau:
    Hợp đồng lao động chúng tôi thỏa thuận lương 15 triệu nhưng không nêu cụ thể cơ cấu lương
    Trong hợp đồng trách nhiệm chúng tôi quy định một số trường hợp về trách nhiệm tùy theo vị trí công việc nhưng quan trọng trong đó có cơ cấu lương của nhân viên.
       TỔNG LƯƠNG : 15.000.000
    Trong đó có:  Lương cơ bản: 10.000.000
    Phụ cấp trách nhiệm: 3.000.000
    Phụ cấp chuyên cần: 2.000.000

    Hợp đồng trách nhiệm có nhiều phần nhưng tôi chỉ nói phần lương vì đang đề cập phần lương. Nếu anh vi phạm về trách nhiệm tôi trừ anh % phụ cấp trách nhiệm tùy theo mức độ vi phạm. Nếu anh vi phạm về chuyên cần thì tôi trừ anh phụ cấp chuyên cần>
    Anh vi phạm 1 tháng 3 lần hoặc vi phạm 2 tháng liên tiếp chúng tôi trừ hết phụ cấp Anh. 

    Do quản lý đám đông nên chúng tôi buộc làm thế nhưng cũng rất hiếm khi phạt vi phạm người lao động trừ khi chúng tôi nhận thấy cần thay đổi.

    Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tonyhoa vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (08/07/2015) trunghieu6592 (08/07/2015)
  • #391044   07/07/2015

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    tonyhoa viết:

    Cảm ơn bạn trunghieu6592,

    Chúng tôi làm như sau:
    Hợp đồng lao động chúng tôi thỏa thuận lương 15 triệu nhưng không nêu cụ thể cơ cấu lương
    Trong hợp đồng trách nhiệm chúng tôi quy định một số trường hợp về trách nhiệm tùy theo vị trí công việc nhưng quan trọng trong đó có cơ cấu lương của nhân viên.
       TỔNG LƯƠNG : 15.000.000
    Trong đó có:  Lương cơ bản: 10.000.000
    Phụ cấp trách nhiệm: 3.000.000
    Phụ cấp chuyên cần: 2.000.000

    Hợp đồng trách nhiệm có nhiều phần nhưng tôi chỉ nói phần lương vì đang đề cập phần lương. Nếu anh vi phạm về trách nhiệm tôi trừ anh % phụ cấp trách nhiệm tùy theo mức độ vi phạm. Nếu anh vi phạm về chuyên cần thì tôi trừ anh phụ cấp chuyên cần>
    Anh vi phạm 1 tháng 3 lần hoặc vi phạm 2 tháng liên tiếp chúng tôi trừ hết phụ cấp Anh. 

    Do quản lý đám đông nên chúng tôi buộc làm thế nhưng cũng rất hiếm khi phạt vi phạm người lao động trừ khi chúng tôi nhận thấy cần thay đổi.

    Xin cảm ơn

    Mình thấy bạn tonyhoa có vẻ rất thực tế. Tuy nhiên vấn đề đáng nói là cách làm của các doanh nghiệp nói chung có đúng luật hay không mới đáng xem xét. Mỗi công ty có thể có cách làm khác nhau, mình thấy có công ty làm như sau: tất cả các định mức sản phẩm đều được quy thành điểm (ví dụ đơn giản như  định mức xúc 1 ô tô cát có định mức điểm là 1000 điểm), trong đó phân rõ 70% số điểm này là trả cho việc trực tiếp xúc cát, 30% điểm là trả cho tất cả các công việc phụ khác như: chấp hành giờ giấc, vệ sinh công nghiệp, dọn dẹp... Nếu người lao động tuy trong ngày xúc được 1 ô tô cát nhưng về sớm hoặc các vi phạm khác thì người sử dụng lao động có quyền cắt phần 30% điểm kia với lý do người lao động chưa hoàn thành đủ các bước công việc thì không hề vi phạm luật... Vấn đề này phải được cụ thể hoá trong quy chế trả lương của các doanh nghiệp...

    Thực tế còn cho thấy có doanh nghiệp xử phạt (có quy định) người lao động như các nghị định xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền)...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    trunghieu6592 (08/07/2015)