Phát sinh thuế TNCN của người nước ngoài sau khi về nước

Chủ đề   RSS   
  • #550915 30/06/2020

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Phát sinh thuế TNCN của người nước ngoài sau khi về nước

    Mọi người cho mình hỏi một vấn đề lao động. Theo đó, công ty chúng bạn mình có một cá nhân nước ngoài làm việc từ ngày 01/01/2020 tới ngày 05/07/2020, Theo quy định thì ông đã ở Việt Nam trên 183 ngày nên xác định là cá nhân cư trú.
     
    Từ ngày 06/07/2020, ông trở về nước, và không còn làm việc tại công ty nữa (không còn là người của công ty), nhưng công ty vẫn trả tiền thuê nhà cho gia đình ông tại Việt Nam từ tháng 07 đến hết tháng 12/2020. Đây là thỏa thuận riêng theo nguyện vọng trả tiền cho việc ông làm ở công ty
     
    Vậy:
     
    - Khoản tiều thuê nhà này sẽ tính thuế TNCN cho ông hay cho một người nào đó trong gia đình ông đang sống tại Việt Nam?
     
    - Khoản tiền thuê nhà này sẽ tính theo thuế suất bao nhiêu?
     
    - Quy định từ 01/07/2020 sẽ áp dụng mức giảm trừ mới cho 2020, vậy cuối năm công ty có phải tính lại thuế PIT theo mức giảm trừ mới và hoàn số tiền chênh lệch này không?
     
    - Có làm Quyết toán thuế TNCN cho năm 2020 cho ông hay không?
     
    Quan điểm của mình sau khi nghiên cứu thì thỏa thuận trả tiền thuê nhà này tách biệt với HĐLĐ đã giao kết với người lao động và ký trực tiếp với người đó. Do đó, khi không có giao kết HĐLĐ thì việc chi trả tiền thuê nhà này (là chế độ khi ông làm việc tại công ty) có cơ sở để tính thuế TNCN theo Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Theo đó, đơn vị sẽ phải khấu trừ 10% trước khi trả cho người lao động. Lúc này đơn vị phải trao đổi lại với phía người lao động kia để chịu 10% thuế TNCN này. Ví dụ, trước kia đơn vị trả 10 triệu tiền thuê nhà và tính chung khi xác định thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần thì nay đối với 10 triệu tiền thuê nhà, đơn vị phải khấu trừ trước 10% là 1 triệu. 1 triệu tiền thuê nhà còn thiếu thì bên người lao động chịu. Hoặc nếu đơn vị muốn trả trọn 10 triệu thì đơn vị phải thỏa thuận lại với người lao động kia để xác định 10 triệu này là giá trị sau khi đã khấu trừ 10%.
     
    Về vấn đề khoản giảm trừ theo quy định mới thì chỉ áp dụng cho trường hợp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần (có ký HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên), trường hợp của chị thì đã chấm dứt HĐLĐ, tính thuế theo Điểm i nêu trên nên không tính giảm trừ gia cảnh trong trường hợp này.
     
    Việc quyết toán thuế áp dụng khi cá nhân đó còn làm việc tại đơn vị. Cuối năm, do cá nhân không có giao kết HĐLĐ nên đơn vị không phải quyết toán thuế TNCN cho người lao động này.
     
    Tuy nhiên, mình không chắc chắc đối với việc khấu trừ thuế và việc quyết toán thuế cho lắm. Mọi người ai có căn cứ chắc chắn hơn hay không?
     
    1023 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (30/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550942   30/06/2020

    Về vấn đề của bạn mình chia sẻ thêm về vấn đề giảm trừ gia cảnh. Theo đó cần phải đặt vấn đề cá nhân đó đã quyết toán thuế TNCN hay chưa. Vì theo quy định mức giảm trừ mới thì mức giảm trừ áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020, tức là nếu quyết toán thuế TNCN sau ngày 1/7/2020 thì họ vẫn có cơ sở áp dụng mức giảm trừ mới.

     
    Báo quản trị |