Pháp nhân cho pháp nhân khác vay tiền có đúng pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #437833 06/10/2016

    Pháp nhân cho pháp nhân khác vay tiền có đúng pháp luật không?

    Luật sư cho tôi hỏi trường hợp 1 pháp nhân ở Việt Nam (pháp nhân này là Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài), hiện tại họ cho 1 pháp nhân khác ở nước ngoài vay tiền (pháp nhân nước ngoài này chính là Công ty mẹ). Vậy việc cho vay này có được pháp luật cho phép không? Nếu có thì có phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?

    Trân trọng cảm ơn.

     
    64239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437925   07/10/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Trả lời : Với câu hỏi của bạn , bộ phận tư vấn pháp luật công ty TNHH LTDKingdom xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau :

    Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định :

    “1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

    2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”

    Vậy, ngoài các hoạt động của nội bộ doanh nghiệp,  trong phạm vi hoạt động của mình, doanh nghiệp được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn không thuộc diện bị pháp luật cấm ; đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần thực hiện các thủ tục xin cấp phép mới được phép kinh doanh.

    Đối với hoạt động cho vay được coi là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng thương mại , nên nếu Doanh nghiệp không đăng ký Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại thì không được phép thực hiện hoạt động cho vay. Bên cạnh đó , công ty con cũng không được phép đầu tư, góp vốn ngược trở lại công ty mẹ. Vậy nên , có thể khẳng định rằng , pháp luật hiện hành không cho phép việc các doanh nghiệp cho vay lẫn nhau trừ khi doanh nghiệp cho vay có chức năng này thông qua đăng ký kinh doanh.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    TRANNGOCHOANGAN (04/03/2018)
  • #437960   07/10/2016

    pkd.cic
    pkd.cic

    Sơ sinh


    Tham gia:28/01/2015
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    (đôi khi Cty Luật chưa chắc đã đúng)

    Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự thì: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” Rõ ràng, việc hai doanh nghiệp đều là pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự ký kết hợp đồng vay tài sản nói chung và vay tiền nói riêng là hoàn toàn hợp pháp
    Điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán trong đó có: "Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
    Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT."

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn pkd.cic vì bài viết hữu ích
    sonqt_sinco (29/07/2017) anhchuot (18/03/2020) phapchebtg (27/05/2021)
  • #438093   10/10/2016

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo quy định của pháp luật về đầu tư, luật thuế thì việc chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và luôn tuân thủ các quy định về chuyển vốn, ngoại tệ, tài sản ra nước ngoài của pháp luật. Vì vậy doanh nghiệp của bạn phải khai báo và được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    BIDV1 (30/12/2021) leegoi (02/05/2022)
  • #442374   23/11/2016

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình xin góp ý vào chủ đề này bài viết dưới đây mình đã viết vào những năm 2009. Mặc dù bài viết này đã khá lâu nhưng theo mình theo dõi thì luật vẫn chưa rõ ràng về điều này.

    Vì vậy, mình nghĩ sẽ có rủi ro pháp lý nếu các doanh nghiệp cho nhau vay tiền.

    ----

    Giao dịch vay giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng                                                              

    Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, các nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả, góp phần thu hút vốn vào các doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thông qua hai kênh chính: các tổ chức tín dụng và thị trường vốn. Trong đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng là kênh huy động chính và có hiệu quả nhất, xuất phát từ năng lực tài chính và nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng.

    Ngoài hai loại hình huy động vốn như trên, trong thực tế tồn tại hình thức huy động vốn trực tiếp từ các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân cũng là một trong những giải pháp thường được các doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề vay vốn của doanh nghiệp từ một doanh nghiệp khác đã nảy sinh một số vấn đề pháp lý đáng quan tâm sau:

    1. Việc thực hiện hợp đồng vay giữa các doanh nghiệp không có đăng ký hoạt động cho vay có hợp pháp không?
    2. Nếu hợp đồng vay giữa các doanh nghiệp này đã được ký kết thì những hậu quả pháp lý nào có thể phát sinh từ hợp đồng vay này?
    3. Mối quan hệ giữa các quy định chung và quy định riêng của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật về các tổ chức tín dụng.

    Bài viết này đề cập đến một số vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình giao dịch này.

    1.         Việc thực hiện hợp đồng vay giữa các doanh nghiệp không có đăng ký hoạt động cho vay thì có hợp pháp không?

    Xung quanh vấn đề quyền cho vay của doanh nghiệp không có đăng ký hoạt động cho vay xuất hiện hai quan điểm trái ngược nhau.

    Quan điểm 1: Doanh nghiệp không đăng ký hoạt động cho vay trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không được phép cho doanh nghiệp khác vay tiền với các căn cứ pháp lý và những lý do sau:

     Thứ nhất,  xét trên khía cạnh luật pháp hiện hành, cụ thể là theo Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 quy định “Doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo đúng nghành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…”. Quy định này nhằm quản lý sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đăng ký nghành, nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp được thành lập. Đây là một quy định tương đối rõ ràng khẳng định rằng các doanh nghiệp không được phép có các hoạt động kinh doanh mà không đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước. Một thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam là vẫn hoạt động kinh doanh trong những nghành, nghề không có đăng ký kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính đã hình thành hàng loạt các công ty kinh doanh vốn dưới hình thức vay của doanh nghiệp này để cho doanh nghiệp khác vay lấy lời, hoặc chiếm dụng vốn của bạn hàng để cho vay lấy lời trong một thời gian.

    Chúng ta thử hình dung về chuyện doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh đối với hoạt động cho vay nhưng lại ký kết hợp đồng cho vay tiền với một doanh nghiệp khác trên hai khía cạnh sau: Việc cho vay của doanh nghiệp chỉ xảy ra một lần trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và hợp đồng vay này không phát sinh lợi ích vật chất nào(vay không tính lãi) đối với doanh nghiệp cho vay. Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 định nghĩa về hoạt động kinh doanh như sau “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lơi” thì liệu rằng giao dịch vay vừa đề cập trên có phải là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không hay giao dịch vay này chỉ mang tính chất một hợp đồng vay dân sự thông thường (quan hệ dân sự giữa các chủ thể thông thường). Điều này sẽ có một ý nghĩa đối với sự công nhận giao dịch cho hợp đồng vay cũng như căn cứ pháp luật điều chỉnh hoạt động vay này.

     

    Thứ hai, Theo quy định của pháp luật thì hoạt động cho vay (cấp tín dụng) là một lĩnh vực chuyên ngành về nghiệp vụ ngân hàng, quyền thực hiện hoạt động này chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp là các tổ chức tín dụng mà thôi. Các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng sẽ không được thực hiện bất kỳ một giao dịch vay, cho vay nào dù có mục đích sinh lợi hay không.

    Một điều dễ nhận thấy rằng quan điểm này xuất phát từ ý chí quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Với mong muốn có được một môi trường tài chính ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp, hơn là một cơ chế thông thoáng cho sự lưu chuyển tài chính trong một môi trường kinh doanh năng động nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực về vốn. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng quan điểm quản lý này cũng có cơ sở, vì một nền tư pháp chưa thật sự mạnh như nước ta hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng vay một cách hiệu quả và nhanh chóng là việc không dễ dàng gì. Đồng thời, về mặt thực tiễn hiện tượng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau không phải là hiếm.

    Quan điểm 2 :  Giao dịch vay giữa các doanh nghiệp không có đăng ký hoạt động vay là hợp pháp và đây là một quan hệ vay dân sự thông thường, thể hiện quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

    Xuất phát từ cơ sở pháp lý tại các Điều 8 “Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp”. Và việc thực hiện giao dịch cho vay của doanh nghiệp là một trong những biểu hiện của quyền này. Khía cạnh mà những người theo quan điểm này muốn khai thác là một quyền dân sự thông thường của doanh nghiệp- một chủ thể của luật dân sự.

    Ngoài ra, quan điểm này còn được viện dẫn từ các điều luật: Điều 47 và Điều 64 Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp được quyền huy động vốn bằng việc vay từ các tổ chức và cá nhân khác. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty quyết định vấn đề này tuy nhiên chỉ vì có một quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp tại Điều 9 về nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo nghành, nghề đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà phủ nhận toàn bộ quyền đã nêu ở trên, liệu điều này có tạo ra mâu thuẫn gì không (?!).

    2.         Nếu hợp đồng vay giữa các doanh nghiệp này đã được ký kết  thì những hậu quả pháp lý nào có thể phát sinh từ hợp đồng vay này?

     

    Cũng như phần 1 đã nêu ở trên, xuất phát từ hai quan điểm trái chiều nhau như trên nên cũng tồn tại hai hướng giải quyết khác nhau cho một vấn đề.

    1. Những người theo quan điểm 1 thì cho rằng, đây là một giao dịch vay trái luật vì một trong các bên chủ thể không có quyền thực hiện giao dịch này (Doanh nghiệp cho vay) chính vì thế nếu giao dich vay này phát sinh tranh chấp mà các bên đưa vụ việc đến tòa  để giải quyết. Một quyết định mà tòa sẽ đưa ra cho giao dịch này đó là tuyên giao dịch vô hiệu căn cứ các Điều 128, 137 Bộ luật dân sự thì trường hợp này là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật “điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định ” và “giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên, kê từ thời điểm xác lập…”.
    1. Những người theo quan điểm 2 thì cho rằng giao dịch dân sự được phép và hợp pháp, trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng các bên sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình miễn là sự thỏa thuận này không trái các quy định của pháp luật.

    3.       Quan hệ giữa các quy định chung và quy định riêng của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật về các tổ chức tín dụng.

    Vì rằng giao dịch vay giữa các doanh nghiệp có thể sẽ chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai văn bản luật: Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng nên cũng cần nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa các quy định chung và quy định riên của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật về các tổ chức tín dụng.

    Về lý thuyết mà nói thì phần chung của Luật doanh nghiệp từ Điều 1 đến Điều 37, là phần quy định mang tính chất nguyên tắc làm căn cứ để triển khai các quy định cụ thể ở các chương tiếp theo cho từng loại hình doanh nghiệp. Nhưng chúng ta bắt gặp có sự không rõ ràng giữa phần chung và phần cụ thể của luật như sau:

    Tại Điều 9 Luật doanh nghiệp với quy định về nghĩa vụ doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng nghành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên ở các Điều 47 và Điều 64 Luật doanh nghiệp quy định cụ thể quyền hạn của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty rằng quyền được quyết định thông qua hợp đồng vay, cho vay. Nếu hiểu quy định như vậy là mặc nhiên cho phép doanh nghiệp có quyền tham gia các hợp đồng vay (dù vay dân sự hay vay thương mại) thì doanh nghiệp cũng được phép liệu có chính xác không (?!).

    Một vấn đề nữa cũng được nêu ra là mối quan hệ trong việc áp dụng luật doanh nghiệp và luật tổ chức tín dụng như thế nào?

    Việc quy định thẩm quyền của Hội đồng thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) và Chủ sở hữu của (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) có phải là thẩm quyền tuyệt đối cho tất cả các công ty dù họ hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào?. Vì quyền thông qua hợp đồng vay và cho vay của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty chỉ được hiểu là các tổ chức tín dụng. Nói một cách khác thì các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng thì Hội đồng thành viên và Chủ sở hữu công ty không mặc nhiên có thẩm quyền này.

    Từ những căn cứ trên chúng ta cần xem xét lại các điều khoản về quyền hạn của hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty trong khi soạn thảo Điều lệ cho các doanh nghiệp không có đăng ký hoạt động cho vay.

    Lê Trọng Thêm

    Cập nhật bởi letrongthem ngày 23/11/2016 02:44:13 CH

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #444444   27/12/2016

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 131 lần


    Một số Công ty mẹ có giao dịch cho vay nội bộ đối với Công ty con. 

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #452908   03/05/2017

    LuatsuBap
    LuatsuBap

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2017
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    # bạn pkd.cic:

    1. Việc vay  tiền giữa pháp nhân và pháp nhân: bạn bập ngay BLDS để điều chỉnh mà chưa xét đến luật chuyên ngành thì "chưa chắc đã đúng".

    2. Bạn viện dẫn Nghị định số 209/2013/NĐ-CP "Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

    Vui lòng chú ý những từ in đậm, cụm từ "không phải hoạt động kinh doanh" đã bác bỏ "tiền lãi" trong ví dụ mà bạn nêu vì theo khoản 16 Điều 4 LDN thì "Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi"

    Ngoài ra, người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng không thể mặc nhiên được hiểu là mọi tổ chức, cá nhân khác đựơc.

    3. Với công ty 100% vốn nước ngoài, việc chuyển tiền từ công ty con sang công ty mẹ rõ ràng có dấu hiệu không "sạch", thậm chí việc công ty mẹ cho công ty con vay với lãi suất cao để chuyển giá. Luật VN chưa chặt, nên tinh thần người học luật VN cần bảo vệ kinh tế nước nhà, không nên tư vấn kẽ hở để "khách" hưởng lợi. Quan điểm số 3 chỉ là ý kiến cá nhân, mong là k bị gạch đá hihi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuBap vì bài viết hữu ích
    VIETBANK.HO (14/07/2020)
  • #457243   14/06/2017

    Vedanvietnam
    Vedanvietnam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2009
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    1. Việc cố tình cắt xén câu chữ trong luật có thể dẫn đến một cách hiểu khác. Bạn chỉ nên ngắt ý khi có dấu chấm câu.

    Điều luật được viện dẫn tại Nghị định 209/2013/NĐ-CP phải được trích dẫn là "không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên", tức nếu là hoạt động kinh doanh đó là không thường xuyên thì vẫn được phép đưa vào hạng mục "tiền lãi". Việc cắt xén chữ "thường xuyên" trong điều luật này dẫn đến một cách hiểu hoàn toàn khác.

    2. Quy định trong luật luôn phải sử dụng ngôn ngữ đơn nghĩa, trong sáng. Việc một điều luật quy định "không phải là tổ chức tín dụng" tức là tất cả các tổ chức, cá nhân khác không phải tổ chức tín dụng. Tôi không thấy có các hiểu nào có thể hiểu khác ở đây. Vui lòng giải đáp giúp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vedanvietnam vì bài viết hữu ích
    kay1594 (28/08/2017)
  • #566298   07/01/2021

    kimsangtang
    kimsangtang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình thì 
    Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự thì: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” Rõ ràng, việc hai doanh nghiệp đều là pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự ký kết hợp đồng vay tài sản nói chung và vay tiền nói riêng là hoàn toàn hợp pháp 

    http://kenhmarketing.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimsangtang vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/01/2021)
  • #581847   28/03/2022

    Pháp nhân cho pháp nhân khác vay tiền có đúng pháp luật không?

    Theo tôi được biết thì trường hợp pháp nhân cho pháp nhân khác  vay tiền thì được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 

    "1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

    2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

    3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

    4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

    5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

    6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

    7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

    9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

    10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    11. Quyền khác theo quy định của pháp luật."

    Và theo Bộ luật Dân sự 2015 thì cũng không cấm pháp nhân cho nhưng phải thoải mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Nên với trường hợp của bạn thì pháp nhân trên vẫn có thể cho vay nếu pháp nhân trên đăng ký hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại thì được phép còn nếu không thì sẽ không thể thực hiện hoạt động cho vay. Và cần phải khai báo với Ngân hàng Nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhi1789 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869