Pháp luật và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Chủ đề   RSS   
  • #468229 20/09/2017

    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Pháp luật và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

    1. Thế nào là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

    Trong khoảng thời gian trở lại đây, cụm từ "Cách mạng công nghiệp 4.0" được nhắc nhiều thông qua các phương tiện truyền thông cũng như là mạng xã hội. Cùng với đó là những hy vọng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khi đương đầu với cuộc cách mạng này. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu như thế nào?

    Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới thì Cách mạng Công nghiệp 4.0 được hiểu như sau: Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

    Theo đánh giá, Cách mạng Công nghiệp 4.0 phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp của các quốc gia, theo đó cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của các ngành công nghiệp.

    Cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra trên 3 lĩnh vực: Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý

    Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cuộc cách mạng tập trung nghiên cứu những bước phát triển nhảy vọt trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo và hoá học vật liệu.

    Trong lĩnh vực kỹ thuật số, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

    Trong lĩnh vực vật lý, với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

    2. Những cơ hội và thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với một quốc gia

    Theo trên thì chúng ta thấy rằng cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra với 3 trụ cột chính, nó phá bỏ mọi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Ở một quốc gia, khi cuộc cách mạng này được diễn ra thì mang đến cho quốc gia đó rất nhiều những cơ hội nhưng bên cạnh đó là nhiều những thách thức khó khăn.

    Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho ngành công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Khi đó, chúng ta sẽ thấy một sự lột xác ngoạn ngục của nền kinh tế, tất cả mọi thứ điều được tự động hoá, những cơ sở dữ liệu sẽ được kết nối với internet, chỉ cần một cú click chuột chúng ta có thể tạo ra được một số lượng sản phẩm mà bình thường có thể cần đến hàng trăm công nhân. Chúng ta sẽ chứng kiến được những vườn rau, vườn trái cây không một bóng người chăm sóc mà vẫn phát triển một cách bình thường nhờ hệ thống kỹ thuật. Chúng ta sẽ làm được những ca phẫu thuật khó nhưng không cần đến nhiều bác sĩ, tạo ra được những loại dược phẩm trị được những căn bệnh khó trị từ trước đến nay. Chúng ta có thể truy cập internet ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này. Và còn rất nhiều những thay đổi mang tính đột phá kinh hoàng mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại.

    Tuy nhiên, theo cùng với những thay đổi đột phá ấy có thể là một sự khủng hoảng kinh hoàng đối với mọi mặt của một quốc gia. Đầu tiên là về vấn đề lao động, khi tất cả mọi thứ điều được tự động hoá hoặc có robot làm thay thì nguồn lao động nói chung của đất nước bị khủng hoảng một cách trầm trọng, nguồn lao động lúc này cần sẽ là rất ít những đòi hỏi chất lượng nguồn lao động phải rất cao. Lúc này kèo theo nhiều lệ luỵ đối với xã hội khi nguồn lao động bị khủng hoảng. Thứ hai, gây mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, một cuộc lật đỗ ngoạn ngục của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin sẽ diễn ra, họ sẽ chi phối toàn thể các doanh nghiệp khác. Thứ ba, thời đại IoT cũng đòi hỏi những quốc gia cần phải chuẩn bị trước. Chẳng hạn như việc sử dụng hệ sinh thái IoT cũng làm tăng nguy cơ bị xâm phạm đời tư, an ninh mạng và trách nhiệm của con người trong việc sử dụng các thiết bị kết nối không dây. Còn nhiều những hệ luỵ, những rủi ro, những thách thức mà một quốc gia cần biết và lường trước để đương đầu với cuộc cách mạng toàn cầu mang tính tất yếu này.

    Việt Nam của chúng ta sẽ gặp rất nhiều những khó khăn khi đương đầu với cuộc cách mạng này, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ về mọi thứ để đón đầu một làn sóng mạnh mẽ từ cuộc cách mạng. Phải biết nắm bắt những cơ hội và tìm các biện pháp để vượt qua những khó khăn, thử thách mà cuộc cách mạng mang tới.

    3. Pháp luật như thế nào trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0?

    Những thách thức mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại không hề nhỏ và nó có thể kéo theo nhiều hệ luỵ. Đặc biệt, đối với một đất nước còn non trẻ và mới tiệm cận với nền kinh tế thề giới thì những thách thức đó còn lớn hơn rất nhiều lần. Vì thế, chúng ta cần đưa ra được những chính sách quản lý một cách phù hợp với làn sóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0

    Thứ nhất, về chính sách lao động. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lao động lớn cho một quốc gia. Đặc biệt, với một đất nước có nguồn lao động dồi dào như Việt Nam thì cuộc khủng hoản này sẽ kinh khủng hơn rất nhiều và gây ra nhiều hệ luỵ đến các mặt của đời sống xã hội. Vì thế, chúng ta cần có chính sách lao động phù hợp khi đương đầu với cuộc cách mạng này. Làm thế nào để duy trì việc làm cho người lao động, các chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho người lao động...

    Thứ hai, về giáo dục chúng ta cần phải xây dựng một chính sách giáo dục hiện đại, khoa học để đào tạo một nguồn nhân lực thực sự chất lương cung cấp cho thị trường lao động trong thời công nghiệp 4.0

    Thứ ba, về chính sách sở hữu trí tuệ, không phải đến thời công nghiệp 4.0 thì sở hữu trí tuệ mới được quan tâm, mà sở hữu trí tuệ cần phải được qua tâm từ khi chúng ta bắt đầu hội nhập. Những sản phẩm tri thức, những sản phẩm của sự sán tạo cần được pháp luật bảo vệ tối đa để đem đến sự công bằng, kích thích hơn khoa học và công nghệ phát triển. Chúng ta phải chặt chẽ hơn trong các chính sách về sở hữu trí tuệ, hạn để điểm hở trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, trong cơn bão kỹ thuật số thời công nghệp 4.0 thì đòi hỏi những chính sách này đổi mới hơn, sáng tạo hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

    Cuối cùng là những chính sách pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thực chất mang nhiều của sự đột phá của công nghệ thông tin, khi công nghệ thông tin là nắm vai trò quan trọng chủ chốt trong sự lan toả của cuộc cách mạng. Một thời đại công nghệ thông tin chiếm hữu mọi thứ, internet kết nối mọi vấn đề trong xã hội thì cần một chính sách pháp lý chặt chẽ, phù hợp để quản lý quyền riêng tư của công dân và sự an toàn của an ninh mạng.

    Trên đây là những vấn đề mà mình tìm hiểu về cuộc Cách mạng Công nghệp 4.0, hy vọng nhận được sự chia sẽ thêm từ phía mọi người 

     
    15392 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (20/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468232   20/09/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra thì sẽ có cả cơ hội và thách thức đối với tất cả các nước, nếu tận dụng được nó, sẽ là cơ hội để phát triền toàn diện về tất cả các mặt trong đời sống xã hội, nhưng với nền kinh tế Việt Nam hiện tại, điều này rất khó để có thể trở mình và ứng dụng tốt các sản phẩm, quy trình các phát minh khoa học vào sản xuất, xây dựng...Mình nghĩ có một vài vấn đề sẽ ảnh hưởng tiên quyết đến sự phát triển của đất nước:

    Thứ nhất, về lao động, cách mạng công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật, năng lực để vận hành, điều khiển máy móc vì tất cả sẽ được thay thếm tự động hóa. Vì vậy nguồn nhân lực sẽ bị khủng hoảng nếu không bắt kịp với thời đại, lao động trẻ, rẻ, đông đảo sẽ không còn là yếu tố để phát triển nữa, cần phải có những kỹ năng, hiểu biết và kiến thức.

    Thứ hai, về công nghệ thông tin, hiện tại công nghệ thông tin đang là một ngành phát triển cực hot trong xã hội, nguồn nhân lực kỹ thuật cao thiếu trầm trọng. Tất cả mọi thứ đang dùng hiện tại về công nghệ đều từ công nghệ mà ra vì vậy khi cuộc Cách mạng công nghiệp nổ ra, công nghệ thông tin nó sẽ chiếm vài trò tiên quyết trong sự phát triển của 1 quốc gia. 

     
    Báo quản trị |  
  • #468247   20/09/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Mình thì thấy rằng báo chí, truyền thông thần thánh hóa cuộc cách mạng 4.0 này lên rồi. Đơn giản, bất kì một cuộc cách mạng công nghiệp nào xảy ra trong thế loài người thì cũng nằm dưới sự điều chỉnh của con người cả, những hệ lụy, đặc biệt là hệ lụy về lao động, thất nghiệp không quá đáng ngại, hay nói cách khác là không cần phải lo ngại.

    Các hãng ô tô hàng đầu như Wolfswagen, Audi... họ có tự động hóa công nghệ được không? Hoàn toàn tự động hóa đến 90% từ cách đây chừng 15 năm rồi. Công nghệ dệt may cũng có thể hoàn toàn được tự động hóa từ lâu rồi. Nhưng điều đó không xảy ra, bởi vì khi máy móc vào làm việc, ngta chỉ cần một lực lượng bảo trì, vận hành máy móc (số lượng cực nhỏ) so với hàng trăm nghìn lao động, công nhân trên khắp thế giới. Công nhân sẽ thất nghiệp hàng loạt, cầu hàng hóa trong thị trường vĩ mô tự động giảm vì thất nghiệp, cầu hàng hóa giảm thì các nhà sản xuất có sản xuất ra cũng chẳng bán được cho ai, lúc đó tự động hóa, chi phí rẻ, sản xuất hàng loạt cũng chẳng để làm gì.

    Các nhà kinh tế họ tự biết điều chỉnh vấn đề này, nên không cần phải lo về tình trạng thất nghiệp, cách mạng công nghiệp mà dẫn đến hệ lụy cho kinh tế thị trường thì sách của Adam Smith vứt hết vào thùng rác rồi.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    lynguyen77.uel (25/09/2017) buigiathang (18/07/2018)
  • #468631   25/09/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Mình nghĩ những gì người ta nói, bàn luận về Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam là những cái các nước tiên tiến đã nghiên cứu từ lâu, đã làm và đã có những kết quả nhất định. Chúng ta thường có suy nghĩ rằng phải chuẩn bị để không bị tụt hậu trong cuộc Cách mạng này mà chưa nghĩ đến việc phải cùng với các nước khác góp phần tạo nên cuộc cách mạng này?!

     
    Báo quản trị |  
  • #469518   01/10/2017

     
    Đặc trưng của Cách mạng 4.0 là nhiều công đoạn sản xuất sẽ được thay thế bằng máy móc. Vậy có được cho là mối đe dọa với lực lượng lao động phổ thông hay không? Đặc biệt với người đang làm việc trong các nhà máy gia công, một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #469522   01/10/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Cho hỏi khi nào Việt Nam mình mới tiến hành cuộc cách mạng lần 4 này vậy? 50 năm hay 100 năm nữa. Với lại đứng ở Bình Nhưỡng em có thể truy cập được internet hk vậy 

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #469567   02/10/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Chính xác là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang sắp đến. Nhưng mình không đồng ý với ý kiến của bạn về vấn đề "khủng hoảng kinh hoàng".

    Đầu tiên, cuộc cách mạng không phải diễn ra trong tương lai sắp tới mà nó đã và đang diễn ra. Thời gian diễn ra là một quá trình thay đổi từ từ trong nhiều năm. Điển hình như trong những cuộc cách mạng trước:

    - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: thời gian không được xác định cụ thể, bắt đầu ở nửa cuối thế kỷ 18 và kết thúc ở thế kỷ 19.

    - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: bắt đầu vào khoảng thập kỉ 1850 và kết thúc vào năm 1914 khi chiến tranh thể giới lần thứ nhất mở màn.

    - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: bắt đầu khoảng 1969 và kết thúc năm 1997 khi khủng hoảng tài chính diễn ra ở Châu Á.

    Đối với cuộc cách mạng 4.0 lần này, chúng ta đang nằm ở giai đoạn bắt đầu. Thể hiện qua các công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... Và với những phát minh ấy, điều đạt được là những lợi ích chứ sự khủng hoảng chưa hề được ghi nhận.

    Xuyên suốt các quá trình cách mạng công nghiệp, kết quả đạt được luôn là các thành tựu to lớn. Ví dụ: Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi. Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright phát minh máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm 1784, James Watt phát minh ra máy hơi nước,... Những ví dụ trên cho thấy, trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp, năng suất công việc lại được đẩy lên rất nhiều, hạn chế sử dụng quá nhiều sức lực con người, giúp rút ngắn thời gian giữa nguyên liệu và thành phẩm. Và để bắt kịp với sự phát triển đó, con người buộc phải thay đổi theo chiều hướng tốt hơn là nâng cao tay nghề, học các nghề nghiệp chất lượng cao hơn để không bị loại bỏ khỏi guồng máy sản xuất (việc làm).

    Tiếp theo, cùng với sự phát triển của kinh tế, số lượng ngành, nghề, dịch vụ ngày càng tăng cao để đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó, có những ngày nghề yêu cầu sự linh hoạt, sáng tạo của con người hay những ngày nghề không thể tự động hóa hoàn toàn được như Giáo viên, Điều dưỡng, Bác sĩ tâm lý,... Nên việc xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, theo mình nó chỉ tác động phần lớn lên nền kinh tế chứ không phải tất cả để gây ra khủng hoảng nghiêm trọng.

    Từ những điều trên, theo mình, CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 sẽ là động lực giúp: (1) Tăng năng suất lao động; (2) Tạo động lực cho lao động phải nâng cao tay nghề nếu không muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi; (3) Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nơi dùng nhiều sức lực sang nơi cần nhiều sự tư duy, sáng tạo - thứ tạo nên sự khác biệt giữa con người so với phần còn lại của Thế giới.

    Là con người, chúng ta có khả năng thích nghi và học hỏi, nên không có gì là khủng hoảng mà hãy xem đó là cơ hội. Bạn đạt được - bạn thành công. Nếu không, mời bạn rời khỏi cuộc chơi!

    Cập nhật bởi MewBumm ngày 02/10/2017 11:15:52 SA Thiếu ý
     
    Báo quản trị |  
  • #498060   29/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Cách mạng 4.0 là cú chuyển mình của nhân loại, thực sự để nói mà thích ứng ngay thì chưa có pháp luật nào thích ứng ngay được bởi lẽ nó là bước chuyển về công nghệ sinh học. Pháp luật sẽ là cú hích cho nền công nghệ đó được phát triển hơn trong nhiều điều kiện khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #498066   29/07/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra, thay đổi hoàn toàn cục diện về nền kinh tế lẫn xã hội và hầu hết các mặt đời sống trong mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi công nghệ lên ngôi đòi hỏi sự kinh nghiệm và kiến thức tốt và có kĩ năng về công nghệ để vận hành và thay đổi cho kịp với thị trường, với nhân loại. Thanh toán phi tiền mặt lên ngôi và hạn chế dần sự thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, số hoá toàn bộ dữ liệu và máy móc hoá các trang thiết bị máy móc, con người chỉ vận hành, bảo dưỡng và chế tạo thiết kế nó hoạt động.

     
    Báo quản trị |  
  • #498073   29/07/2018

    Nhiều doanh nghiệp lắp dây chuyền tự động, robot hiện đại là lập tức “thải” ngay vài trăm công nhân. Tôi cho rằng, đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Về lâu về dài đã có dự báo là đến 86% lao động của ngành may mặc và da giày của Việt Nam sẽ mất việc trong vòng 15 năm tới. Nhưng không vì thế mà chúng ta cứ mãi ở trong thời đại công nghệ thấp mà không vươn lên ứng dụng các công nghệ cao hơn để tại năng suất cao, không tốn nhiều nhân công, nhưng tạo nhiều ra của cải.

     
    Báo quản trị |  
  • #498082   29/07/2018

    Nghe cách mạng 4.0 ai cũng thi đua để thực hiện cách mạng 4.0. Tuy nhiên, một thực tế chúng ta đang mắc phải đó là không phải công việc gì chúng ta áp dụng công nghệ thì đang theo thời đại công nghệ 4.0. Đôi khi có nhiều trường hợp áp dụng công nghệ không làm được mà áp dụng một phương thức bình thường lại làm được. Vì vậy, theo mình nghĩ áp dụng công nghệ phải xem thử hiệu quá đến đâu rồi mới áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #498089   29/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Cách mạng công nghiệp 4.0, nội dung chủ yếu là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xu hướng”: vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật. Đây là cuộc cách mạng phát triển mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt lên đến cấp số nhân. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó chính là sự hợp nhất về mặt công nghệ, cũng từ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể.

    Đây chính là một “cơ hội ngàn vàng” nhằm thu hẹp khoảng cách thế giới phẳng của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Ở Việt Nam chúng ta, khó khăn xuất phát từ chính đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu đó là do sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm chập so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, các nhà chiến lược phát triển kinh tế sẽ phải biết áp dụng những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu để hội nhập vào cuộc cách mạng này, đưa đến sự tăng trưởng kinh tế.
     
    Có thể nói rằng đó chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từ khi có máy tính. Từ khi có máy tính hàng loạt trang web ra đời. Tương lai mang thế giới phẳng đang dần hình thành ngay trước mắt chúng ta, và con người toàn cầu sẽ phải học cách đón nhận, thích ứng với những bước tiến đang đến như vũ bão trong thời đại công nghệ số này. 
     
    Báo quản trị |  
  • #498332   31/07/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hiện nay đã có cả robot biết tư duy, suy nghĩ, nói chuyện, cảm thán.. mặc dù biết đây là trí tuệ nhân tạo nhưng bước tiến này vừa là điều đáng vui, vừa khiến con người cẩn trọng hơn về những gì mình làm ra với mục đích tốt hay xấu.

     

     
    Báo quản trị |