Pháp luật thời TÂY DU KÝ

Chủ đề   RSS   
  • #262527 19/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Pháp luật thời TÂY DU KÝ

     

    PHẦN 1: LẬP PHÁP KIỂU ĂN GIỖ

    Trong xã hội loài người lập pháp chỉ được hình thành khi có giai cấp. Tuy nhiên, tại toàn tập “Pháp luật thời TÂY DU KÝ” thì lập pháp đã hình thành từ thời đông tây kim cổ, khi thế gian mới chỉ có Ngọc Hoàng, Phật Tổ, Quan Âm, và vài vị Thần. Các vị trên chẳng có quyền lực gì, nhưng sau một hồi nhóm họp họ đã tạo ra quyền lực. Phân cho Ngọc Hoàng quyền lập hiến, để đổi lấy quyền đứng đầu thiên đình Ngọc Hoàng phải chuyển phép thuật cho những vị còn lại; Phật Tổ ban hành Luật và được tặng phép thuật cao siêu (vì được ban hành luật cũng như phép thuật cao siêu nên Phật Tổ không được có vợ để đảm bảo không bị tình cảm chi phối). Quan Âm được ban hành Nghị định và cũng có phép thuật (tương tự Phật Tổ thì Quan Âm không được lấy chồng). Các vị thần được ban hành Thông tư để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi mình quản lý.

    Sau khi ban hành pháp luật xong các vị trên mới ngã ngữa ra vì chẳng có ai để quản lý. Vậy là Phật Tổ hiến kế tạo ra nhân gian nhằm có người để điều chỉnh, ý tưởng trên được đánh giá cao, từ đó mọi người coi trọng Phật Tổ và dường như về sau ông có thực quyền lớn nhất. Thoạt đầu, các vị thánh thần rất mãn nguyện và vui vẻ. Nhưng sau một thời gian lại sầu não không biết xử lý sao.

    Loài người hết sức thân thiện không ai ác, làm đúng pháp quy nên không thể xử phạt. Vì vậy, pháp luật không được áp dụng, hành pháp không được ra tay, ngân sách thiên đình không thu được tiền. Nên các vị thần đề xuất tạo ra kẻ xấu như ma, quỷ, yêu tinh, yêu quái, … để nó phá hoại gây nhũng nhiễu nhân gian. Khi đó mình ra tay xử phạt bảo vệ loài người, loài người sẽ kính nể chúng ta. Cũng từ ý tưởng đấy nhân gian bắt đầu hỗn độn.

    Mặt khác, ai có quyền cũng tranh giành quyền xử phạt, ban hành văn bản chồng chéo lên nhau. Rồi dẫn đến câu chuyện lạm quyền, lộng quyền; dân trong cảnh lo sợ, không biết phải làm sao cho đúng. Từ đó, xuất hiện sự bất mãn trong nhân dân đối với thiên đình, nhưng cũng phải cam chịu vì họ có phép thuật nếu phản kháng thì họ ra chưởng một phát sẽ tiêu mạng.

    Rồi một ngày ở núi Hoa Quả Sơn có một hòn đá ba tỉ năm được kết hợp tinh hoa trời đất đã trở thành con Khỉ siêu phàm – đó chính là Tôn Ngộ Không. Vừa ra đời Ngộ Không đã tinh nghịch nhưng rất thông minh, cậu ta cảm nhận được sự bất công, nỗi khổ cực của nhân gian và các văn bản pháp luật chồng chéo lên nhau nên rất bất bình. Ngộ Không quyết định đại náo Thiên Đình hỏi tội Ngọc Hoàng (kẻ đứng đầu Thiên Đình).

    Vượt qua những cơn pháo đạn như xối mưa của Thiên Đình, Ngộ Không vẫn sống sót, hầm hực vào xách cổ Ngọc Hoàng lên hỏi tội. Ngọc Hoàng vái lạy xin tha chết. Ngộ Không thả xuống rồi nhập chuyện:

    -Ông là người đứng đầu Thiên Đình tại sao không ban hành được văn bản để điều chỉnh nhân gian mà để người này làm Luật, người kia Nghị định, người nọ Thông tư chồng chéo lên nhau, rồi hại dân? Nếu ông không làm được thì để tui làm cho.

    -Ngài bình tĩnh để tôi giải bày.

    -Làm sao tui bình tĩnh được khi dân đang khổ, bị các người hành hạ hằng ngày, hở là phạt, hở là trị nhưng phải cam chịu.

    -Thật ra thì cũng có cái khó cho tôi lắm ngài à! Ngài hồi giờ có đi ăn giỗ lần nào chưa? Nếu ngài đi ăn giỗ rồi thì ngài sẽ biết. Mỗi lần đi ăn giỗ chủ nhà phải để dành phần gửi cho khách mang về. Nên nhà làm giỗ không bao giờ đưa hết cỗ lên bàn đãi khách mà trí một phần lại để gửi ngài à! Và việc lập pháp cũng thế thôi.

    -Vậy ý ông là: phải gửi, để phần cho cấp dưới ban hành luật chứ gì, nếu không họ sẽ đói hả? Cứ cho là vậy đi, nhưng họ đang ăn tạp, lộng hành hoại phá nhân dân, là người đứng đầu Thiên Đình sao ông không trị?

    -Làm sao tôi trị được đây ngài! Cho dù là người đứng đầu Thiên Đình nhưng tôi đâu có phép thuật, nếu trị họ thì họ lại xử tôi đấy chứ. Nhiệm kỳ sau họ hiệp lực lại để phế truất tôi đấy ngài. Xin ngài hãy hiểu cho tôi! Nếu tôi mà có phép như Phật Tổ thì tôi đã trị rồi.

    -Mang danh là Ngọc Hoàng mà đùn đẩy trách nhiệm thế sao? Hiến pháp chính ông làm ra nhưng bọn chúng nó ngang nhiên ban hành văn bản vi hiến mà ông cũng im lặng hả? Sĩ diện của ông ở đâu?

    -Thưa ngài bệnh sĩ chết trước bệnh tim ngài à!

    -----------------------Còn tiếp----------------------

    Mời quý bạn đọc đón xem Phần 2 vào ngày 27/05/2013

     
    5653 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    SAdmin (28/05/2013) maidn1 (21/05/2013) danusa (20/05/2013) Nguyen_Trong_Dai (20/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #264305   26/05/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHẦN 2: HÀNH PHÁP KIỂU PHẬT TỔ

    Trong cuộc chiến đi tìm công lý Ngộ Không nhận thấy “Ngọc Hoàng – người đứng đầu Thiên Đình cũng là kẻ nhút nhát, không có thực quyền mà chỉ hữu danh vô thực, sợ người khác phế truất, coi thường sĩ diện để đổi lấy sự hưởng thụ và danh hiệu Vua của mình”. Bởi vậy, nếu trị hắn thì cũng chả giải quyết được vấn đề. Nên Ngộ Không quyết định tìm đến Phật Tổ để hỏi tội.

    Khác với việc chào đón Ngộ Không bằng những cơn mưa pháo đạn của Ngọc Hoàng thì Phật Tổ dùng lưới trời để vây bắt. Ngộ Không bất ngờ nên không thể chống cự.

    Ngộ Không bảo: hổ danh là Phật Tổ, ban hành Luật, quản lý nhân gian vậy mà dùng những chiêu thức hèn mọn để đón tiếp ta ư! Phép lịch sự của ngươi còn đâu?

    Phật Tổ: Có tội không chịu nhận tội mà còn hóng hách nói xàm, ngươi coi Trời bằng vung hả?

    Ngộ Không: Cái thằng tai to mặt dày kia ta có tội gì chứ! Ta đến đây chưa kịp hỏi tội ngươi mà ngươi đã bắt ta. Ngươi mới là kẻ làm trái lệnh Trời.

    Phật Tổ: ha.ha..ha…ha….ha…..ha……..h…….a…… Ngươi bất kính với Ngọc Hoàng thì đáng tội gì đây?

    Ngộ Không: Thì ra là thế! Tôi lên hỏi tội cái kẻ đứng đầu Thiên Đình mà để dân khổ là tôi có tội sao? Chưa kể đến chuyện hắn ta dùng pháo đạn bắn vào tôi, đó là dùng vũ khí trái phép bắn vào dân. Thì tội hắn là gì đây?

    Phật Tổ: Ngụy biện! Không được cãi bừa! Giờ nhận tội ta giảm nhẹ, nếu không ta xử chết.

    Ngộ Không: Ông tưởng tôi là con nít lên ba hả? Ngộ Không ta lửa không đốt cháy, đạn không gây thủng, … Ai mà giết được ta hả?

    Phật Tổ: Vì ngươi là con khỉ nít con, ta mở lòng thương tha cho ngươi tội chết, xử tù 500 năm, giam mình trong đá để tự hối cãi.

    Ngộ Không: ha.ha..ha…ha….ha…..ha……..h…….a……ngươi biết giết ta không được nên giả đò từ bi tha chết chứ gì? Nếu giết ta được thì ngươi đã giết rồi.

    Phật Tổ: Con khỉ ngu ngốc hỗn láo kia biết sai mà không sửa, ta thay trời hành đạo, xử ngươi 500 năm tù. Nếu không thay đổi thì ta sẽ xử chết.

    (Nói dứt lời, Phật Tổ giam Ngộ Không vào vách núi đá)

    Ngộ Không: Đúng là hành pháp kiểu Phật Tổ, lạm dụng phép thuật không biết đúng sai. Giết được thì cứ giết, giết không được thì nhốt tù; nhân gian chịu khổ được sao ta lại không? Thôi đành nằm không 500 năm, cho ông cơ hội để sửa sai, nếu không thì 500 năm sau ta sẽ trị tội ông một thể.

    ------------------------------Còn tiếp----------------------------------- 

     
    Báo quản trị |