Pháp luật dưới góc nhìn văn hóa

Chủ đề   RSS   
  • #459052 27/06/2017

    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Pháp luật dưới góc nhìn văn hóa

                Lâu nay, pháp luật thường được nhìn nhận dưới góc độ là những chế định có tính chất “quan phương” từ phía nhà nước hay nói cách khác pháp luật được hiểu một cách tổng thể là các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tồn tại một xu hướng tiếp cận pháp luật khác- xu hướng tiếp cận pháp luật dưới góc độ văn hóa. Mục đích của phương pháp này chính là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những quy tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho cả xã hội.

                Pháp luật cũng là một dạng thức của văn hóa- văn hóa quy phạm. Khi pháp luật đặt trong một phạm trù rộng hơn là “văn hóa”, ta sẽ thấy rõ tính chất đa dạng, đa chiều của pháp luật.

                Ví dụ như ở Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, người ta có đạo luật riêng về cái chết nhân đạo, cho phép áp dụng một cái chết nhẹ nhàng hơn đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa được, để tránh cho người bệnh đau đớn và đỡ tốn kém tiền bạc. Trong khi đó ở Việt Nam và nhiều nước khác luật pháp và đạo đức đều không cho phép điều đó, thậm chí Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 còn trừng trị những người thực hiện hành vi này với tội danh xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.

                Ở Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, để có biện pháp giáo dục đối với một người đàn ông thường xuyên đánh vợ, Tòa án đã tuyên phạt ông ta một hình phạt là tặng hoa cho vợ mỗi tuần một lần trong vòng năm tháng để học cách tôn trọng cái đẹp. Ngoài ra, ông còn phải đọc một cuốn sách mỗi tháng, trong còng năm tháng về đề tài “quan hệ gia đình và giáo dục con cái” để biết cách làm thế nào để trở thành một ông chồng tốt.

                Việc ôm, hôn khi gặp gỡ thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở trong giao tiếp ở nhiều nước Châu Âu là việc làm rất bình thường, nhưng nếu chúng ta sống ở Malaysia mà có hành động như vậy ở nơi công cộng thì đó là hành động bất hợp pháp và chúng ta có thể phải ngồi tù 1 năm để suy nghĩ về hành động mà nhìn bề ngoài rất chính đáng của mình.

                Rất khác với văn hóa Việt Nam, luật của bang California ở Mỹ- một đất nước nhiều người cho là giàu có và văn minh nhất thế giới- vẫn cho phép người chồng được phép đánh người vợ bằng thắt lưng da nhưng lại quy định cụ thể điều kiện dây thắt lưng không được rộng hơn 2 inch (1inch = 2,45cm).

                Ở Afghanistan người ta có đạo luật áp dụng trong cuộc sống gia đình của người thiểu số Shia cho phép người chồng có quyền bỏ đói người vợ nếu bị từ chối sex.

                Pháp luật phản ánh sự thích nghi trong một quá trình. Chính sự thích nghi đó là nguồn gốc tạo ra sự khác biệt.

                Chẳng hạn việc ta đi đường về bên tay phải, ở Anh người ta đi phía bên tay trái; ở ta gật đầu có nghĩa là đồng ý và lắc đầu có nghĩa là không, nhưng tại Bulgaria, Hy Lạp, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Bengal thì gật đầu có nghĩa là không, và lắc đầu lại có nghĩa là đồng ý… tất cả những điều đó phản ánh việc tự thích nghi, phán ánh sự khác biệt trong cách lựa chọn phương thứa chung sống, lựa chọn các vấn đề muôn mặt của cuộc sống.

                Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại ít nhiều đã chứa đựng tính hợp lý. Hay nói cách khác mọi thứ tồn tại, vận động và phát triển vận động trên thế giới này đều có lý do riêng của nó và chừng nào còn những khác biệt về lịch sử, địa lý, trình độ phát triển giữa các nền văn hóa thì chừng đó vẫn còn tồn tại những sự khác biệt nhưng đầy tính hợp lý. Chính vì vậy, nếu nhìn pháp luật dưới góc độ văn hóa, người ta thường không phán xét vội vàng, chủ quan về sự cao thấp, mà nhìn nhận vấn đề trong tính đa dạng và khác biệt vốn có của sự vật

     
    6450 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tam_94 vì bài viết hữu ích
    thuyhanh2512 (27/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506177   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất thú vị. Pháp luật góp phần tạo nên văn hóa, là một phần của văn hóa là cái nhìn rất đúng đắn và hợp lý. Pháp luật và văn hóa có mối quan hệ gắn bó, nếu pháp luật tốt có thể hình thành nên văn hóa tốt; văn hóa đặc sắc thì pháp luật cũng đa dạng và hoàn thiện. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527455   02/09/2019

    Cảm ơn những thông tin và ví dụ sinh động mà bạn đã chia sẻ. Theo quan điểm của cá nhân mình thì vì lý do khác biệt về văn hóa, lối sống, cách sinh hoạt mà có sự khác biệt trong pháp luật của mỗi nước. Việc pháp luật của tất cả các nước tiến tiệm cận đến sự giống như có lẽ là một điều rất khó vì sự khác nhau trong văn hóa kể trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #529840   30/09/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Pháp luật luôn đi theo để điều chỉnh xã hội, mà văn hóa là một phần không thể thiếu của xã hội. Do vậy, văn hóa và pháp luật có những mối quan hệ, liên kết với nhau. Pháp luật không thể quy định những điều luật trái với văn hóa của công đồng người, hoặc nếu có thì cũng sẽ bị bào trừ và dần dần biến mất. Bởi chung quy lại, cái gì phù hợp thì mới tồn tại. Và văn hóa mỗi nước là muôn màu muôn vẻ, vì thế, pháp luật cũng đa màu. Có thể có những điều luật chúng ta thấy nực cười và vô lý, nhưng ở một số quốc gia, đó là cách hành xử bắt buộc. Vậy hãy tôn trọng, hội nhập nhưng cũng phải có chính kiến trước những quy định sai trái, chà đạp thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #529878   30/09/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Từ văn hóa mà hình thành được Luật thành văn và Luật bất thành văn. Luật nào đi chăng nữa thì cũng man hơi hướng và luân thường đạo lý, truyền thống tư tưởng mỗi quốc gia. Luật nước ta mang phong cách trị nặng mà nhẹ. Tức là nghiêm khắc nhưng vẫn có khoan hồng

     
    Báo quản trị |  
  • #529968   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    văn hóa pháp luật định hướng cho các thành viên xã hội vươn tới tiếp thu, vận dụng các giá trị đó vào cuộc sống; đồng thời, sáng tạo nên những giá trị pháp luật mới, tiến bộ, phù hợp với thực tiễn các quan hệ xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #580312   31/01/2022

    Pháp luật dưới góc nhìn văn hóa

    Pháp luật cũng là một dạng thức của văn hóa- văn hóa quy phạm. Khi pháp luật đặt trong một phạm trù rộng hơn là “văn hóa”, ta sẽ thấy rõ tính chất đa dạng, đa chiều của pháp luật. Cảm ơn tác giả vì bài viết rất thú vị

     
     
    Báo quản trị |