Pháp luật bảo vệ “quyền im lặng” của bị can, bị cáo tới đâu?

Chủ đề   RSS   
  • #338590 13/08/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Pháp luật bảo vệ “quyền im lặng” của bị can, bị cáo tới đâu?

    Dân gian có câu “im lặng là vàng”, tuy nhiên trong tố tụng hình sự im lặng không chỉ là vàng mà trở thành tính sống còn của sinh mạng con người.

    Thời gian qua, chỉ vì im lặng mà xảy ra những cái chết đau lòng tại trụ sở công an (không khai, không “nhận tội”… nên bị kẻ mang danh công quyền đánh chết). Vậy quyền im lặng trong tố tụng hình sự của bị can, bị cáo được bảo vệ tới đâu?

    1. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội

    Đoạn 2 điều 10 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

    Như vậy, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội – nghĩa là bị can, bị cáo có quyền im lặng trong khâu chứng minh mình vô tội. Song luật không đề cập rõ “bị can, bị cáo có quyền im lặng khi bị hỏi cung, đứng trước tòa … hay không?

    Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, nếu bị can, bị cáo “im lặng” theo đúng nghĩa đen thì nhiều khả năng bị can, bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ - “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” tại điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật Hình sự 1999.

    Rõ ràng, quyền im lặng của bị can, bị cáo không được bảo vệ một cách tuyệt đối.

    5 bị cáo từng là cán bộ công an phải ra tòa vì tội dùng nhục hình làm chết nghi can.

    2. Nếu bị can, bị cáo im lặng tuyệt đối trong quá trình hỏi cung thì sao?

    Đoạn 3 điều 6, đoạn 1 và 2 điều 7 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định:

    - Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

    - Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

    - Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

    Như vậy, nếu bị can, bị cáo giữ im lặng tuyệt đối (điều tra viên hỏi – bị can, bị cáo im lặng không trả lời), điều tra viên cũng không có quyền dùng nhục hình với bị can, bị cáo. Song thực tế hoàn toàn khác, tất cả đều xuất phát từ hai yếu tố cơ bản: áp lực phải giải quyết nhanh vụ án và đạo đức điều tra viên bị phai mờ.

    3. Giải pháp nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bị can, bị cáo?

    Muốn không để xảy ra những cái chết đau lòng từ việc ép cung, dùng nhục hình thì phải phá vỡ hai yếu tố cơ bản gây hại nêu trên.

    (i) Tiêu diệt triệt để “áp lực phải giải quyết nhanh vụ án”

    Khoản 3 điều 23 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định: “không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội” – ý nghĩa thì rất tốt đẹp nhưng thực tế khó lòng giải quyết được.

    Hoạt động tố tụng là việc đi ngược dòng thời gian để tìm ra sự thật khách quan, song nhận thức của con người là có hạn nên một số trường hợp không thể hoặc chưa thể truy ra sự thật. Tuy nhiên, dưới sức ép không để lọt tội phạm dễ dẫn đến hiện tượng “giết nhằm hơn bỏ sót”, vậy là oan sai lại xảy ra. Nguyễn Thanh Chấn (ở tù oan hơn 10 năm) là một điển hình của việc này.

    Vì tâm lý “sợ lọt tội phạm” nên nhiều vụ án chưa đủ chứng cứ để kết tội đáng lẽ ra phải tuyên bị cáo vô tội và trả tự do; vậy mà tòa tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung (bị cáo vẫn không được trả tự do), thậm tệ hơn là đưa ra bản án “an toàn” là chung thân trong những vụ án chỉ có thể tử hình hoặc vô tội, Kỳ án Vườn Mít là một ví dụ.

    Như vậy, muốn không xảy ra trường hợp oan sai thì phải chấp nhận bỏ lọt tội phạm trong một số trường hợp nhất định. Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 cần sửa đổi nội dung này để tiêu diệt triệt để “áp lực phải giải quyết nhanh vụ án” nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bị can, bị cáo.

    (ii) Không để cái xấu có môi trường tồn tại

    Pháp luật khó lòng thay đổi hay kiểm soát “đạo đức phai mờ của điều tra viên” nhưng pháp luật có thể không cho cái xấu sinh ra từ “đạo đức phai mờ” đó có môi trường tồn tại. Nghĩa là, pháp luật cần phải quy định những vấn đề sau:

    - Một là, đề cao hơn nữa quyền im lặng của bị can, bị cáo:

    + Cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng tuyệt đối đúng theo nghĩa đen của từ “im lặng”; hoặc

    + Cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng tương đối: bị can, bị cáo được quyền im lặng cho đến khi gặp luật sư riêng của mình; mọi lời khai không có chứng kiến của luật sư đều không có giá trị pháp lý trừ trường hợp bị can, bị cáo không cần luật sư. Điều này sẽ góp phần loại trừ tình trạng ép cung, dùng nhục hình để lấy lời khai giả.

    - Hai là, có cơ chế giám sát chặt chẽ quá trình hỏi cung:

    Có thể tạo cơ chế giám sát như sau:

    + Phương án lắp đặt camera tại các phòng hỏi cung được xem là hiệu quả nhất hiện nay. Song thực tế, để lắp đặt hệ thống camera trên toàn quốc thì kinh phí rất lớn nên khó lòng thực hiện ngay.

    + Có biên bản xác định tình trạng sức khỏe của bị can, bị cáo trước khi hỏi cung và sau khi hỏi cung; nếu trước khi hỏi cung không đủ sức khỏe hoặc có khả năng nếu hỏi cung xong thì bị can, bị cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng thì không được hỏi cung cho đến khi bị cáo khỏe hẳn; nếu trước khi hỏi cung tình trạng sức khỏe của bị can, bị cáo là khỏe nhưng sau khi hỏi cung xong sức khỏe bị can, bị cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì người hỏi cung phải chịu trách nhiệm.

    Có như vậy, quyền im lặng của bị can, bị cáo mới được bảo vệ toàn diện từ pháp lý cho đến thực tiễn.

     
    16783 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    deezay_tammao (11/12/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #338637   13/08/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


     Chặc, chú nghĩ im lặng sẽ tốt hơn cho bị cáo à? Nếu hiểu theo kiểu trả lời chỉ nhằm giúp cơ quan tố tụng cũng cố chứng cứ buộc tội là sai lầm nghiêm trọng. Việc bị can, bị cáo khai, tường trình,...là một cách giúp bị can, bị cáo nhẹ tội hoặc không bị truy cứu.

    Cách đây 3 năm, một vụ án hiếp dâm xảy ra tại tỉnh LA; bị cáo đã im lặng đến tận phút cuối cùng. Hồ sơ điều tra đã xác định tinh trùng trong cơ thể người nữ là của bị cáo, âm hộ trầy xước mới, có vết trầy xước trên cơ thể người phụ nữ cũng như móng tay của người phụ nữ cào xước trên cơ thể bị cáo. Sau đơn tố cáo của người phụ nữ, công an truy tố, VKS khởi tố với những gì thu thập được như trên và lời khai của bị hại (lớn tuổi). Bị can im lặng nên bị cho là cứng đầu, không thành khẩn!

    Khi xét xử, chủ tọa hỏi mãi bị cáo mới trả lời: Bị cáo có quan hệ với người đó, nhưng đó là do người phụ nữ tự nguyện và chủ động! Chủ tọa hỏi tự nguyện thế nào? Bị cáo khai lúc đó bị cáo đang đứng tập thể dục (nâng tạ), chị ấy đi vào đến ve vãn rồi tự cởi đồ, do bị cáo đang tập thể dục nên không mặc áo, chỉ mặc quần đùi và bị kích thích nên bị cáo cũng cởi luôn. Ở đó không có giường nên quan hệ đứng. Những vết cào xước là do hai người trong lúc ôm ghì nhau kiềm chế được nên móng tay cào vào cơ thể nhau.

    Từ lời khai đó, chủ tọa hỏi bị hại đúng không? Bị hại bảo không đúng!

    Chủ tọa hỏi bị hại: Khi quan hệ tư thế đứng hay nằm? Bị hại bảo đứng? Chủ tọa hỏi tiếp bị cáo cao còn bị hại thấp sao quan hệ đứng được? Bị hại bảo bị hại lấy khúc cây để đứng lên cho vừa tầm!

    Đại diện VKS lúc đó ngồi như trời trồng! Không nói được chi!

    => Lời khai chính là lời biện hộ giúp cho cơ quan tố tụng bảo vệ chính bị can, bị cáo!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    kimnganlaw92 (13/08/2014)
  • #338642   13/08/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào anh nguyenkhanhchinh!

    "Quyền im lặng" có nghĩa là anh được dùng quyền này hoặc không. Nếu thấy tốt anh dùng, không thì thôi. Nghĩa là tùy trường hợp cụ thể mà bị cáo quyết định dùng hoặc ko.

    Tóm lại, "Quyền im lặng" luôn luôn tốt cho bị can, bị cáo - nếu pháp luật bảo hộ đúng mức.

     
    Báo quản trị |  
  • #338657   13/08/2014

    anhminhhh
    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    Đúng chủ đề em đang quan tâm. Đến mấy hôm nữa em sẽ trích luật ra để tranh luận với các bạn còn hiện tại thì em nghiêng về quan điểm của phamthanhhuu hơn. Hiểu từ "im lặng" theo hướng là quyền nhé, tức là khi cần ta có thể không im lặng nữa và nói ra những gì có lợi, chứ k fải im lặng là nhất định k nói gì bác nguyenkhanhchinh ạ. Khi đó từ "im lặng" mang nghĩa là bịt miệng mất rồi, đâu phải là QUYỀN. Xin mời các bạn tranh luận tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #338699   13/08/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đòi thêm nhiều quyền làm gì khi mà không có cơ chế đảm bảo việc thực hiện các quyền đã có và trừng phạt việc vi phạm các quyền này ?

    Cái hiện tại còn chưa được đảm bảo lại cứ đi mơ ước viển vông :(

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #338811   14/08/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    boyluat viết:

    Đòi thêm nhiều quyền làm gì khi mà không có cơ chế đảm bảo việc thực hiện các quyền đã có và trừng phạt việc vi phạm các quyền này ?

    Cái hiện tại còn chưa được đảm bảo lại cứ đi mơ ước viển vông :(

    Chào boyluat!

    Ở đây không chỉ đòi thêm quyền mà còn đòi có các biện pháp để bảo vệ tốt các quyền hiện tại 

     
    Báo quản trị |  
  • #338813   14/08/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    phamthanhhuu viết:

    Chào boyluat!

    Ở đây không chỉ đòi thêm quyền mà còn đòi có các biện pháp để bảo vệ tốt các quyền hiện tại 

    Được thế thì tốt quá :))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #338736   13/08/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Vốn dĩ họ cũng được quyền nói hoặc không nói những gì thực tế đã xảy ra mà! Có ai buộc họ phải nói đâu? Như tôi đã ví dụ ở trên, họ đâu có nói? Vì đó là quyền của họ mà! 

    Bản thân luật cũng quy định lời khai không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #338812   14/08/2014

    Chào các bạn,

    Theo quan điểm tôi, cái gốc nằm ở quy định pháp luật và cái cách mà người ta áp dụng luật. Quyền dân chủ ở VN mình còn mang tính hình thức, hạn chế.Đương nhiên, im lặng ở đây phải được hiểu là quyền của bị can, bị cáo. Đã là quyền thì có thể thực hiện hoặc không tùy thuộc vào cá nhân người đó. Nếu cảm thấy việc khai báo có lợi cho mình, giúp cơ quan tố tụng sớm tìm ra sự thật vụ án, bản thân bị can, bị cáo cũng có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ (nếu có tội) thì tại sao lại phải im lặng? Ngược lại, nếu 1 vụ án không do mình thực hiện, nhưng vẫn cứ bị gán ghép, ép cung, nhục hình thì quyền im lặng phải được áp dụng ở đây.

    Ở nước ngoài, quyền dân chủ của công dân rất cao. Khi một người bị bắt, việc đầu tiên phải liên lạc cho luật sư của họ. Không họ có quyền im lặng mà cảnh sát chẳng thể cậy miệng họ được. Tuy nhiên, cách này chưa thể áp dụng rộng rãi và trở thành một "nguyên tắc" ở nước ta. Vì số lượng luật sư còn hạn chế, việc phân bổ luật sư các tỉnh chưa cân bằng (chủ yếu tập trung các thành phố lớn). Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người còn thấp khiến cho việc tiếp cận dịch vụ luật sư của đại đa số nhân dân còn it. Chính vì vậy, những người tiến hành tố tụng mới có cơ hội làm bừa,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanhung2802@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Thuonghuynh109 (16/10/2014)
  • #347531   30/09/2014

    tonytuan2014
    tonytuan2014

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    dear a chi tư vấn giúp!

    có một tình huống như này " có một người vô tội bị công an bắt do sự việc xẩy ra không rõ ràng.khi hỏi cung bị công an dùng nghiệp vụ không thể có quyền IM LẶNG, và đã phải ký vào bản nhận tội trong bản khẩu cung". theo mọi người trường hợp này giải quyêt thế nao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tonytuan2014 vì bài viết hữu ích
    AOMOI (07/11/2014)
  • #349370   10/10/2014

    nhuttruongbt1910
    nhuttruongbt1910

    Male
    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2012
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    theo ý kiến của tôi thì khi hỏi cung phải có mặt của bên thứ 3 với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hỏi cung, và sau này nên có camera để giám sát toàn bộ hoạt động hỏi cung và dữ liệu này sẽ dc xem như là 1 thành phần trong hồ sơ vụ án

    MR. VÕ ĐẶNG NHỰT TRƯỜNG

    Office: Department of Finance- Ben Tre province

    Adress: No.20, Cach mang thang Tam street, Ward 3, Ben Tre city, Ben Tre province

    Phone: (075)-3824346

    Private mobile: 01269664280

    Website: www.sotaichinhbentre.gov.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhuttruongbt1910 vì bài viết hữu ích
    AOMOI (07/11/2014)
  • #355059   07/11/2014

    AOMOI
    AOMOI

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2014
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 106
    Được cảm ơn 11 lần


    Mình thấy việc hỏi cung , lập viên bản pháp luật cần được công khai minh bạch như bây giờ còn nhiều bất cập quá 

     
    Báo quản trị |  
  • #355069   07/11/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Đồng ý với AOMOI.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 07/11/2014 10:26:19 CH
     
    Báo quản trị |