Phân tích căn cứ pháp lý để Cơ quan CSĐT đề nghị miễn TNHS cho Phương Nga

Chủ đề   RSS   
  • #510339 17/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Phân tích căn cứ pháp lý để Cơ quan CSĐT đề nghị miễn TNHS cho Phương Nga

    Nhân việc hôm nay Cơ quan CSĐT CA TP. HCM có bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án liên quan đến Trương Hồ Phương Nga, theo đó Cơ quan CSĐT đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho Nga và bạn của mình là Nguyễn Đức Thùy Dung. Chúng ta cùng phân tích lại chi tiết, những căn cứ pháp lý liên quan đến sự việc này.

    1. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự là gì?

    Những trường hợp được miễn và có thể được miễn trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

    - Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự:

    + Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Cơ quan CSĐT C.A TP. HCM cũng căn cứ vào đây để đề nghị miễn TNHS cho Nga và Dung cộng với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP.

    + Khi có quyết định đại xá.

    - Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự:

    + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

    + Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

    + Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự

    2. Tội làm giả con dấu, giấy tờ tại BLHS 1999 và BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có gì khác?

     

    BLHS 1999

    BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017

    Mặt chủ quan của tội phạm

    Người thực hiện hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, hoặc công dân.

    Người thực hiệện hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật

    Mức phạt tiền cao nhất

    10 triệu đồng

    100 triệu đồng

    Mức phạt tù cao nhất

    7 năm

    Tình tiết định khung tăng nặng

    - 02 đến 05 năm tù:

    + Có tổ chức;

    + Phạm tội nhiều lần;

    + Gây hậu quả nghiêm trọng;

    + Tái phạm nguy hiểm.

     

    - 02 đến 05 năm tù:

    + Có tổ chức;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

    + Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

    + Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    + Tái phạm nguy hiểm.

     

     

    - Từ 04 đến 07 năm tù: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    - 03 đến 07 năm tù:

    + Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

    + Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    + Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

     

     

     

     

    Đây là chữ ký

     
    1912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận