Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #511819 08/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu theo quy định mới

    >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS

    >>> Phân biệt tội "Che giấu tội phạm" và tội "Không tố giác tội phạm"

    >>> Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giao cấu với trẻ em

    Cùng một mục đích là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, nhưng tùy thuộc vào hành vi của người phạm tội là gì mà sẽ bị truy tố về các tội khác nhau. Mình lập bảng so sánh để mọi người dễ dàng hơn trong việc phân biệt các tội này.

     

    Cướp tài sản

    Cướp giật tài sản

    Cưỡng đoạt tài sản

    Giống nhau

    - Nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm quyền sở hữu của người khác

    - Lỗi cố ý

    - Chủ thể phạm tội: Người đủ 14 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 thì phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi.

    Khác nhau

    Căn cứ pháp luật

    Điều 168, Bộ luật Hình sự 2015

    Điều 171, Bộ luật Hình sự 2015

    Điều 170, Bộ luật Hình sự 2015

    Hành vi

    - Dùng vũ lực: Người phạm tội tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.

     - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

    + Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản: Được hiểu là những hành vi được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy hiếp…). Những hành vi này thường không phải là những hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất.

    - Cướp giật tài sản của người khác

    Người phạm tội thường thực hiện hành vi một cách nhanh chóng

    Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát

    Điểm quan trọng ở đây là tính công khai của hành vi và không sử dụng vũ lực với nạn nhân

    Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

    Hành vi của người phạm tội là đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần của người khác, tức là có thể sử dụng lời nói để uy hiếp nạn nhận trước, nếu người phạm tội có dùng vũ lực thì nó sẽ diễn ra sau một thời gian chứ không diễn ra ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể chống cự được, chứ không mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản.

    Khách thể bị xâm phạm

    - Xâm phạm quyền sở hữu

    - Xâm phạm quyền nhân thân

    - Xâm phạm quyền sở hữu

     

    - Xâm phạm quyền sở hữu

    - Xâm phạm quyền nhân thân

    Hình phạt

    03 năm đến 10 năm tù

    01 năm đến 05 năm tù

    01 năm đến 05 năm tù

    Tình tiết tăng nặng + Hình phạt

    - 07 năm đến 15 năm tù

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    + Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - 03 năm đến 10 năm tù

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    + Hành hung để tẩu thoát;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - 03 năm đến 10 năm tù

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    12 năm đến 20 năm

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    07 năm đến 15 năm tù

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    07 năm đến 15 năm tù

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    + Làm chết người;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    + Làm chết người;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    12 năm đến 20 năm tù

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Hình phạt bổ sung

    + Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,

    + Phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm

    + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

    Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

    + Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc

    + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

    Hình phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội

    Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

    Đây là một quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015

    Không có

    Không có

     

     
    37862 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    chebap2012 (08/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #546104   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Đối với mặt chủ quan của tội cướp tài sản: Là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác là nhằm chiếm đoạt tài sản. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu có hành vi mà không có mục đích “chiếm đoạt tài sản” thì không cấu thành tội cướp tài sản. Vì thế, mục đích “chiếm đoạt tài sản” phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác thì mới cấu thành tội cướp tài sản. Nếu ý định chiếm đoạt tài sản có sau các hành vi này thì không thể có tội cướp tài sản dù sau đó người phạm tội có chiếm đoạt tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #551064   01/07/2020

    Chi tiết hơn về tội cướp tài sản được qui định ở Điều 168 Bộ luật Hình sự:

     

    Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người.

     

    Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản bao gồm vật, tiền và con người. Một số tài sản đã được quy định là đối tượng tác động của các tội phạm cụ thể khác mà quan trọng về an ninh quốc gia; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất độc, chất cháy, chất ma túy…

     

    Chủ thể của tội cướp tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

     

    Về mặt khách quan thì tội cướp tài sản được thể hiện bởi một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

     

    Người bị tấn công là người đang quản lý, trông coi tài sản. Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản của người bị tấn công hoặc của người khác nhưng người bị tấn công thường là người đang trực tiếp quản lý tài sản hoặc cá biệt người bị tấn công không có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng có thể làm cản trở việc chiếm đoạt của người phạm tội.

     

    Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

     

    Tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #551389   07/07/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    1. Cướp tài sản.

    Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    --> Hành vi đe dọa dùng vũ lực là ngay tức khắc, làm cho người bị tấn công thấy nguy hiểm sẽ xảy ra ngay và họ không thể tránh khỏi nếu không giao tài sản; như dùng súng bắn chỉ thiên để dọa, dùng dao kề cổ...

    --> Hành vi khác làm người bị tấn công không thể chống cự như trói, chuốc thuốc mê, ....

    => Người bị tấn công không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và sự phản kháng.

    2. Cưỡng đoạt tài sản

    Đe dọa sẽ dùng vũ lực   hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản.

    --> Hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác là tại 1 thời điểm trong tương lai, chưa có nguy cơ xảy ra ngay. Người bị đe dọa vẫn có 1 khoảng thời gian để cân nhắc, suy nghĩ có nên giao tài sản hay không và tìm biện pháp ngăn chặn; như dọa sẽ giết nếu sau 5 ngày k giao tài sản, sẽ tiết lộ thông tin ngoại tình của nạn nhân nếu sau 1 tuần không giao tài sản...

    3. Cướp giật tài sản

    Đúng như tên gọi, giật để cướp, cướp bằng cách giật, hành vi mang tính bất ngờ, lợi dụng sơ hở của nạn nhân để phạm tội. Nếu như ở Cướp và Cưỡng đoạt có sự "đòi hỏi" giữa tội phạm với nạn nhân, thì ở Cướp giật k có quá trình này. Tiếp cận nạn nhân, thực hiện hành vi xong tẩu thoát nhanh chóng. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/07/2020)
  • #552180   19/07/2020

    Ba tội này đều là ba tội hình thức. Nghĩa là chỉ cần có hành vi không cần có kết quả thì vẫn cấu thành tội phạm. Hiện nay còn rất nhiều bạn đang nhầm lẫn về 3 loại tội phạm trên. Bài viết của tác giả giúp người đọc nhận diện được một số đặc điểm mỗi bật của từng loại tội phạm khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #552693   25/07/2020

    Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Cướp giật tài sản là việc lợi dụng sơ hở, dùng thủ đoạn tinh vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản. Tội Cướp tài sản và tội Cướp giật tài sản là hai tội thuộc nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự và được Bộ luật Hình sự điều chỉnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #584552   29/05/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn bài viết của ban, thông tin bài tổng hợp phân tích của bạn rất hữu ích. Tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản và cướng đoạt tài sản là những tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Do có cùng đối tượng tác động nên hai tội danh này có những điểm giống nhau trong cấu thành tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #585889   26/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về cướp tài sản, cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Đọc bài viết, mình đã có những góc nhìn sâu hơn về các quy định của pháp luật và phân biệt được về tội cướp tài sản, cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Bài viết của bạn thật sự rất hữu ích, hi vọng nhận được nhiều bài viết hơn từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #586279   27/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Bài viết rất hay và hữu ích nên mình muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả. Bài viết sử dụng bảng để phân biệt các tội, vừa đọc qua tưởng chừng giống nhau tuy nhiên lại khác nhau trong pháp luật hình sự dẫn đến hành vi cấu thành tội phạm và mức xử lý hình sự cũng sẽ khác nhau. Mong rằng tác giả sẽ ra thêm nhiều bài viết so sánh dễ hiểu như vậy nữa nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #589118   31/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn bài viết của bạn. Bài viết rất chi tiết, hình sự luôn có những thuật ngữ mà dễ gây nhầm lẫn chẳng hạn như 3 từ được đề cập trong bài viết. Đến cả những sinh viên luật còn có thể nhầm lẫn những thuật ngữ này thì với người dân là điều ko thể tránh khỏi. Bài viết của bạn đã giúp mọi người có thể phân biệt được rõ đâu là tội cướp, tội cướp giật và tội cưỡng đoạt tài sản. Bài viết của bạn rất hữu ích, mong có thể nhận thêm bài viết của bạn trong tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #591961   29/09/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hết sức bổ ích và thú vị này.

    Trước đây, mình cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tội phạm Cướp tài sản, Cướp giật tài sản giữa Cưỡng đoạt tài sản nhưng nhờ có bài viết này mình đã có thể phân biệt được các tội phạm này một cách dễ dàng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #598014   30/01/2023

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn về bài viết rất hay, rất cụ thể và rất chi tiết của tác giả thông qua bài viết theo dạng so sánh như thế này, mình có cái nhìn tổng quát nhất về các tội cướp tài sản, cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản là giống nhau và khác nhau như thế nào và mức phạt cho từng hành vi này như thế nào. Mong rằng sẽ có nhiều bài viết hay của tác giả gửi đến mọi người.

     
    Báo quản trị |  
  • #599690   28/02/2023

    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. qua bài viết mà mình biết thêm được các quy định về tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản, bài viết đã so sánh chi tiết sự giống nhau và khác nhau của các tội nêu trên, căn cứ pháp lý cũng như là mức xử phạt cho từng tội. Mong rằng sẽ đọc được nhiều bài viết tương tự từ tác giả

     
    Báo quản trị |  
  • #601035   30/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Nội dung bài viết vô cùng hữu ích ba tội này đều là ba tội hình thức. Tức là chỉ cần có hành vi không cần có kết quả thì vẫn cấu thành tội phạm. Ba tội này rất dễ bị nhầm lẫn. Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên xác định sai tội danh đối với ba tội này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601239   31/03/2023

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (290)
    Số điểm: 2608
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bài viết của tác giả! Các hành vi cướp tài sản, cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản đều là những hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người. Tuy nhiên, mức xử phạt đối với mỗi hành vi là khác nhau. Vì tính nghiêm trọng của mỗi hành vi có thể gây ra những nguy hiểm khác nhau. 

     
    Báo quản trị |